Ẩm thực hôm nay

Cách làm dưa muối tổng hợp cà rốt, su hào, củ kiệu chống ngán ngày Tết

Dưa muối tổng hợp được làm từ các loại củ quả như cà rốt, su hào, củ kiệu, củ cải...sẽ là món ngon chống ngán ngày Tết.
3 món dưa muối ngày Tết ăn kèm bánh chưng tuyệt ngon
Cách làm 3 món nộm ngày Tết thơm ngon nhất

Dưa muối tổng hợp chống ngán ngày Tết

Trong các món ăn chống ngán ngày Tết, món dưa muối là món dễ làm và được ưa chuộng nhất. Sau đây là cách làm dưa muối tổng hợp từ các loại củ quả như cà rốt, su hào, củ kiệu, củ cải... cho ngày Tết Canh Tý 2020.

Món này làm chuẩn theo các bước sẽ để được rất lâu, và thậm chí ăn còn dậm đà hơn so với lúc mới muối. Dưa muối ăn kèm thịt, bánh chưng và các món khác sẽ bớt ngấy và tăng cảm giác ngon miệng. Món có vị giòn giòn, hơi ngọt ngọt, hơi chua chua, cay cay và không bị chua nhiều như dưa muối bình thường.

Món dưa muối tổng hợp. (Ảnh: Tô Hưng Giang)

Nguyên liệu

Khi làm món dưa muối tổng hợp nên chọn ngày có nắng to và hanh, nếu không thì phải có lò sấy để sấy củ quả.

- 500gr cà rốt

- 500gr su hào

- 500gr củ kiệu

- 500gr đu đủ xanh

- 500gr củ cải

- Ớt hiểm cay, tỏi

- Gia vị: muối tinh, đường cát trắng, giấm ăn...

Cách làm

- Các loại củ quả gọt vỏ, rửa sạch, để ráo, thái sợi dài to bằng ngón tay út để riêng. Riêng củ cải thái to gấp đôi các loại khác, vì củ cải khi phơi xong rút nước đi rất nhiều.

- Đổ 2 lít nước cùng 4 thìa canh muối vào, hòa tan. Đổ su hào, cà rốt, đu đủ xanh ngâm chung trong 1 tiếng.

- Củ cải có mùi hăng hơn thì ngâm riêng, đổ 1 lít nước, thêm vào 2 thìa canh muối và ngâm 1,5 tiếng.

- Riêng củ kiệu chế biến  mất thời gian và cầu kì hơn nên làm riêng như sau:

- Củ kiệu mua về không nhặt rễ hay bóc vỏ luôn mà hoà 1 lít nước với 2 thìa canh muối, ngâm củ kiệu trong vòng 1 tiếng. Sau 1 tiếng củ kiệu sẽ tự tách phần lớp vỏ mỏng ra, bạn lột nhẹ lớp vỏ đỏ, cắt bớt phần rễ dài. Nhặt sơ qua không được cắt bỏ hết phần gốc rễ, sau đó rửa lại củ kiệu khoảng 2-3 nước cho sạch.

- Tiếp tục hoà 1 lít nước với 2 thìa canh đường, ngâm củ kiệu thêm 1 tiếng, rồi mới vớt ra rửa thật sạch. Bước này làm cho củ kiệu trắng và giòn hơn. Sau khi rửa lại 2-3 lần nước thì để ráo và không được cắt rễ cũng như phần thân phía trên của củ kiệu. Tất cả để nguyên vẹn để sau đó đem phơi nắng. Phơi xong mới được cắt bỏ phần gốc rễ và phần thân phía trên củ.

- Các loại củ quả: su hào, cà rốt, đu đủ sau khi ngâm 1 tiếng đem rửa lại 2-3 lần nước cho sạch nước muối, để ráo nước.

- Củ cải sau khi ngâm nước muối 1,5h lúc này sẽ mềm hơn, tiết bớt nước so với lúc đầu, rửa sạch, vớt ra để ráo như những loại củ quả khác.

- Tỏi ớt ngâm nước muối rửa sạch, đem phơi cùng các loại củ quả.

- Sau khi sơ chế, rửa sạch các loại củ quả, đổ củ quả ra mẹt hoặc khay to, đem phơi nắng 1 ngày. Phơi củ quả trong 1 ngày, thỉnh thoảng ra đảo đều, phơi đến khi củ quả hơi héo héo là được, không được phơi khô cứng. 

- Củ kiệu sau khi phơi xong lúc này mới cắt bỏ phần gốc rễ và phần thân thừa, nếu cắt ngay từ lúc rửa sẽ làm nước ngấm vào phần củ khi ngâm sẽ bị hỏng.

- Tất cả các loại củ quả sau khi sấy hoặc phơi xong đem rửa qua 1 lần nước đun sôi để nguội, hòa với chút muối ăn cho sạch bụi bẩn. Để thật ráo nước trước khi đem ngâm.

- Nếu không có nắng thì sấy bằng lò sấy ở nhiệt độ 100-110 độ hơi hé cửa lò, mỗi lần khoảng 20 phút, đem ra đảo rồi sấy tiếp đến khi củ quả hơi héo là được.

Làm nước ngâm:

- Hoà 600ml nước trắng + 1 bát ăn cơm đường + 1,5 bát ăn cơm nước mắm + 0,5 bát ăn cơm dấm. Đun sôi hỗn hợp và để thật nguội.

Có thể xay một ít ớt quả ngọt, xay nhuyễn ra hoặc cho thêm thìa canh ăn phở tương ớt bột mịn của Hàn Quốc vào muối cho đẹp màu.

Phần nước ngâm này cũng có thể nêm nếm lại cho hợp khẩu vị, đừng bị mặn quá và đừng nhạt quá.

- Chuẩn bị lọ ngâm dưa phải rửa sạch sẽ, tráng nước sôi hoặc phơi nắng.

- Xếp củ quả vào lọ, thêm một lớp ớt và tỏi xen kẽ, làm lần lượt cho đến hết. Đổ ngập hỗn hợp ngâm vào lọ.

- Nếu củ quả nổi lên dùng vật nặng đè xuống, để bên ngoài khoảng 1 ngày sau đó đem cất vào ngăn mát tủ lạnh, sau 3 ngày là ăn được.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thời đại (https://thoidai.com.vn/cach-lam-dua-muoi-tong-hop-ca-rot-su-hao-cu-kieu-chong-ngan-ngay-tet-96740.html)

Tin cùng nội dung

  • Em mới té xe bị chảy máu cùi chỏ. Mọi người khuyên đi chích ngừa uốn ván nhưng em không biết ngày tết thì nên đến đâu để chích ngừa? Các bệnh viện thì thứ 2 tuần sau mới làm việc. Nhờ Mangyte chỉ giúp. (Ngân Hà - TPHCM)
  • Chào Mangyte, Hè này tôi đưa gia đình lên Sài Gòn chơi, tiện thể khám sức khỏe tổng quát cho cả nhà luôn. Tôi muốn khám ở BV Hòa Hảo mà nghe nói chỗ đó đông lắm, phải lấy số từ 4h sáng lận, mà ba mẹ tôi cao tuổi rồi. Vậy làm cách nào để gia đình tôi có thể khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi nhất? (Công Minh - Bến Tre)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY