Khoa học hôm nay

Cách ly xã hội diễn ra như thế nào trong thế giới động vật?

Các loài động vật trong thiên nhiên hoang dã cũng hiểu rằng cách ly xã hội là việc không thể thiếu để chống lại sự lây lan của dịch bệnh.

"Cách ly xã hội" đã trở thành một trong những từ khóa phổ biến nhất trong năm nay. Nhưng hóa ra con người không phải là loài động vật duy nhất biết giữ khoảng cách với đồng loại để giảm bớt sự lây lan của dịch bệnh.

Theo một báo cáo được công bố gần đây trên tạp chí khoa học Kỷ yếu của Hội hoàng gia (Proceedings of the Royal Society), các loài động vật hoang dã, từ chim sẻ đến các loài linh trưởng lớn như khỉ đầu chó, cũng đang sử dụng các chiến lược tương tự để bảo vệ bản thân. Tác giả của báo cáo là hai nhà nghiên cứu Andrea Townsend, một nhà sinh thái học hành vi tại Hamilton College và Dana Holly, một nhà sinh vật học tại Đại học Bách khoa Virginia.

Đầu tiên, khác với Covid-19 với rất nhiều triệu chứng khiến con người khó phán đoán ai đó có bị nhiễm bệnh hay không, thì một số loài động vật đã có cách riêng để nhận biệt khi nào cần duy duy trì khoảng cách với nhau trong cộng đồng hay bầy đàn. Ví dụ một số loài như chim sẻ nhà sử dụng các hành vi rất phổ biến làm manh mối, chẳng hạn như trạng thái thờ ơ và bơ phờ, để xác định khả năng lây nhiễm bệnh tật và tránh xa những cá thể có dấu hiệu này.

Trong những trường hợp khác, một số loài động vật đã tiến hóa một bộ "cơ chế trinh sát" khá phức tạp để kích hoạt các hành vi "cách ly xã hội". Ví dụ, tôm hùm gai Caribe (một loại tôm hùm thường sống theo bầy đàn) đã tiến hóa để tìm ra manh mối hóa học trong nước tiểu của những con tôm hùm bị bệnh và sau đó tránh xa những khu vực mà những con tôm hùm bị bệnh đang chiếm đóng.

Một ví dụ khác là khỉ đầu chó, chúng có thể "đánh hơi và nhận biết tình trạng sức khỏe". Các nhà nghiên cứu đã lấy phân của những khi đầu chó có và không có ký sinh trùng, đặt một lượng nhỏ bên cạnh một cái cây. Họ phát hiện ra rằng phân của những con khỉ không có ký sinh trùng thường hấp dẫn đối với những con khỉ khác, hơn là phân của những con bị nhiễm bệnh.

Khỉ đầu chó cũng biết "giãn cách xã hội" khi thấy dấu hiệu dịch bệnh.

Tuy nhiên, hình thức của "cách ly xã hội" trong thế giới động vật hơi khác so với con người. Đối với tôm hùm gai Caribe, hành vi xã hội của chúng là tụ tập trong các hang động, nơi có thể cung cấp cho chúng nhiều sự bảo vệ nhất. Vì vậy, đối với chúng, cách ly xã hội đồng nghĩa với việc từ bỏ hang ổ của mình, và đây là một hành động khá nguy hiểm. Vì vậy có những tình huống khác tinh vi và xảo quyệt hơn, như làm giảm sự tương tác với những cá thể bị bệnh trong nhóm.

Và thậm chí, đông vật cũng sẽ có những cách cư xử khác nhau trong trạng thái "tự cô lập". Ví dụ điển hình nhất về sự "tự cô lập" đến từ các loài côn trùng có tính xã hội như kiến ​​và ong. Trong một số trường hợp, côn trùng bị nhiễm bệnh sẽ di chuyển ra khỏi nhóm một cách có ý thức và sau đó ch*t một mình.

Theo nhà nghiên cứu Andrea thì trong những cộng đồng côn trùng kiểu này, mối quan hệ di truyền giữa các cá thể thậm chí còn gần gũi hơn so với các gia đình của con người. Vì vậy, hy sinh bản thân để bảo vệ đại gia đình là điều không quá bất ngờ.

Trên thực tế, các nhà khoa học đã phải tiến hành nhiều thử nghiệm để nhận biết quá trình "cách ly xã hội" hoặc "tự cách ly" của động vật là do bệnh tật chứ không phải các lý do khác. Theo nhà nghiên cứu Dana, một phương pháp đơn giản có thể áp dụng ở động vật hoang dã là dùng Thu*c để loại bỏ ký sinh trùng cho chúng, sau đó quan sát xem "hành vi cách ly" có thay đổi hay không.

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện một thí nghiệm như vậy trên khỉ đầu chó. Những con khỉ có ký sinh trùng sẽ bị đồng loại tránh xa, nhưng một khi những con vật này được chữa khỏi, chúng sẽ lại có cơ hội được đồng loại chải chuốt. Trước đó khi một con khỉ đầu chó bị nhiễm ký sinh trùng, đồng bạn của nó sẽ dần chải lông cho nó ít hơn, đặc biệt ở phần mông. Đây là một cách tiếp cận khôn ngoan, vì xét cho cùng, ký sinh trùng có thể được truyền qua phân.

Cả hai cũng đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu về kiến. Họ đưa nấm bệnh vào đàn kiến, sau đó so sánh phản ứng hành vi của kiến ​​với những đàn chỉ đưa dung dịch nước vào làm nhóm đối chứng. Để tránh mầm bệnh, hành vi của những vật bị nhiễm bệnh này đã thay đổi, chẳng hạn như hạn chế hoạt động trong tổ hoặc ở lâu hơn bên ngoài tổ. Đây chính là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy những động vật này phản ứng với bệnh dịch.

Quỷ Tasmania.

Tuy nhiên, không phải con vật nào cũng biết "cách ly xã hội". Một trong những ví dụ yêu thích của nhà nghiên cứu Andrea là Quỷ Tasmania (một loài thú có túi ăn thịt thuộc họ Dasyuridae, chủ yếu được tìm thấy trong tự nhiên tại đảo Tasmani, Australia). Chúng được gọi là Quỷ Tasmania vì thường hét lên một cách kinh hoàng khi có cảm giác sợ hãi. Loài này có thể bị mắc một căn bệnh ung thư truyền nhiễm rất nghiêm trọng, có thể lây lan khi cắn nhau. Nhưng khi bị nhiễm bệnh, chúng chẳng thể ngừng cắn nhau. Bởi việc cắn rất quan trọng đối với quá trình giao phối của chúng, như cần cắn đối thủ để tranh giành bạn tình, hay thậm chí cắn bạn tình trong quá trình giao phối.

"Có thể nói, nghiên cứu mới này đã đưa ra một kết luận quan trọng là việc "cách ly xã hội" là hữu ích. Bất cứ lúc nào, khi chúng ta thấy một hành vi phát triển lặp đi lặp lại ở nhiều loài động vật, đây là một tín hiệu. Mặc dù 'cách ly xã hội' là tốn kém, nó vẫn có nhiều ưu điểm hơn là nhược điểm", nhà nghiên cứu Dana Holly nhận định.

Tham khảo Sina

*Đọc bài cùng

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/cach-ly-xa-hoi-dien-ra-nhu-the-nao-trong-the-gioi-dong-vat-20200819171036763.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY