Dinh dưỡng hôm nay

Cách nấu bún riêu không cần cua ngon ngất ngây, đúng vị mà cực đơn giản

Với hướng dẫn chi tiết cách nấu bún riêu không cần cua ngon sau đây, chị em có thể dễ dàng tự nấu tại nhà rất nhanh chóng, đảm bảo vệ sinh an toàn.

Bún riêu cua được biết đến là món ăn khoái khẩu của người Việt. Với chia sẻ cách nấu bún riêu không cần cua cùng các bước tiến hành đơn giản sau đây, bạn sẽ có thể dễ thực hiện tại nhà. 

cách nấu bún riêu không cần cua ngon dễ làm

 1.  Bún riêu tôm thịt trứng

+ Nguyên liệu chuẩn bị:

• 300 gam thịt nạc vai

• 2 thanh đậu phụ rán sẵn

• 300 gam sườn non

• 200 gam tôm khô

• Bún

• 4 quả cà chua, rau xà lách, rau kinh giới, hành khô

• 2 quả trứng gà

• Gia vị: Dầu hạt điều, 2 viên gia vị bún riêu, hạt nêm, hạt tiêu

+ Cách tiến hành

Với những nguyên liệu đã được chuẩn bị đầy đủ, chúng ta sẽ bắt đầu tiến hành nấu món bún riêu.

Trước tiên, cần rửa sườn non cho sạch. Bắc nồi nước lên bếp đun sôi, cho sườn non vào luộc sơ qua rồi vớt ra và rửa lại bằng nước lạnh. Tiếp theo, bạn cho sườn vào nồi và vặn lửa vừa, ninh sườn cho mềm.

Rửa sạch tôm, ngâm mềm, vớt ra để cho ráo. Sau đó, cho tôm vào giã nhuyễn. Rửa sạch thịt vai và băm nhỏ.

Cắt đậu phụ thành miếng vuông nhỏ. Rửa sạch cà chua và cắt miếng múi cau. Rửa sạch các loại rau như kinh giới, xà lách và để cho ráo nước. Cho tôm khô và thịt xay vào tô và trộn đều. Nêm thêm chút gia vị cho vừa ăn. 

Tiếp theo đó, tách lấy 2 lòng đỏ trứng gà và trộn đều vào hỗn hợp này. Nặn thành những viên thịt xa. Cho đậu vào nồi nước dùng, sau đó cho tiếp những viên thịt xay vào. Đun tiếp trong 20 phút. 

Vậy là món bún riêu tôm thịt đã được hoàn thành, bạn chỉ cần xếp bún, riêu, đậu ra bát và chan nước dùng vào bát. Ăn kèm bún riêu với rau sống tùy thích.

2. Bún riêu giò heo 

+ Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

• 600g giò heo

• 100g thịt heo xay

• 30g tôm khô

• 30g tôm khô

• Huyết heo luộc, đậu hủ chiên (số lượng tùy thích)

• 1 lít sữa đậu nành

• 50g me (khoảng nửa chén)

• 1 cái trứng vịt

• 4 trái cà chua

• Chanh, ớt, hành tím, hành lá, tỏi

• Bún

• Rau ăn kèm như: giá, bắp chuối và rau muống bào, các loại rau thơm

• Gia vị: muối, đường, hạt nêm, nước mắm, mắm ruốc, giấm (để rửa giò heo),

+ Cách tiến hành

* Sơ chế nguyên liệu

Pha nước với ½ muỗng canh muối ăn và ½ muỗng canh giấm, cho chân giò vào rửa sạch. Cạo sạch phần kẻ móng để giúp chân giò sạch và trắng hơn. Xả với nước sạch và để cho ráo.

Rửa rau cho sạch và nhặt bỏ những lá bị héo, hư. Cà chua cắt múi cau. Hành tím nướng sơ và lột vỏ.

Trong trường hợp bạn thích ăn riêu cua nhưng không tìm mua được cua thì có thể tham khảo cách nấu riêu cua bằng sữa đậu nành thơm béo mềm mịn.

* Nấu nước lèo

Bước 1:

Đun nước cho sôi rồi cho tôm khô vào nấu cho mềm. Sau đó, cho giò heo vào và hầm, nhớ vớt bọt cho nước được trong.

Bước 2:

Cho 1/2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê đường vào nêm. Ninh cho đến khi dùng đũa đâm xuyên qua được. Vớt ra, để riêng trong bát.

Bước 3:

Đổ thêm phần nước dùng làm riêu vào nấu chung, thêm hành tím đã được nướng. Cho phần nước dùng làm riêu vào nồi nấu cùng, thêm 3-4 củ hành tím đã được đập dập vào.

Bước 4:

Đặt chảo lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu hạt điều và 2 muỗng cà phê tỏi băm. Phi cho tỏi vàng thơm thì vớt ra chỉ lấy phần dầu. Dùng phần dầu này chia ra làm 2 phần để xào cà chua và làm riêu.

Bước 5:

Cho cà chua vào xào, nêm thêm 1 muỗng canh hạt nêm. Đảo đều tay cho cà chua mềm, thấm màu, tắt bếp, tránh xào quá lâu.

Bước 6:

Lần lượt cho cà chua xào, huyết, đậu hủ chiên, đầu hành lá vào nồi. Đun tiếp cho sôi trở lại và nêm thêm gia vị: đường, hạt nêm, nước mắm, muối và mắm tôm cho vừa ăn.

Vậy là món bún riêu giò heo đơn giản, nấu không cần cua đã được hoàn thành. Cho bún vào tô và múc "topping" trong nồi lên, chan nước. Thêm rau và  một ít ớt, mắm tôm vào thưởng thức. 

3. Bún riêu chay 

Món bún riêu có nguồn gốc từ miền Bắc và mỗi miền sẽ có một cách biến tấu, cách nêm nếm khác nhau để phù hợp với từng vùng miền.

Bún riêu chay, bún riêu cua và bún riêu nấu từ tôm thịt gần tương tự nhau nhưng hương vị khi ăn sẽ có điểm khác biệt. Để thử cảm giác khi ăn bún riêu chay, bạn có thể tham khảo cách tiến hành đơn giản với một số công đoạn sau đây:

+ Nguyên liệu cần chuẩn bị:

• Tàu hủ chiên

• Hai viên súp chay

• 500 ml sữa đậu nành

Màu điều

• 2 trái cà chua

• 1 chút boa rô

• Gia vị :muối tiêu đường bột ngọt

• 2 viên chao

Bún, giá, ớt, rau….

+ Cách chế biến

Rửa sạch cà chua, cắt thành múi cau, tầm 6-8 miếng. Boa rô xắt khoanh nhuyễn lấy phần cọng trắng.

Đặt nồi lên bếp, sau đó cho dầu ăn và boa rô vào để khử mùi cho thơm. Tiếp đó, cho cà chua vào xào cho mềm, không nên xào lâu.

Sau đó, cho nước lạnh và 2 viên súp chay vào nấu. Nấu cho đến khi cà chua mềm, bạn cho tàu hủ vào.

Đặt thêm một nồi khác lên bếp, cho sữa đậu nành vào đun sôi, tắt lửa và nêm thêm ít gia vị, 2 thìa súp giấm và 2 viên chao.

Nấu cho đến khi riêu nổi lên, vớt riêu cho vào nồi soup. Nêm gia vị cho vừa ăn và thêm chút màu hạt điều vào để nồi súp có màu đẹp hơn. Cho bún vào tô và chan súp còn nóng vào, ăn kèm với rau. 

* Một số lưu ý cần nắm khi nấu bún riêu không cần cua ngon 

Không quá khó để chế biến được một bát bún riêu ngon đúng điệu không cần cua, với cách nấu bún riêu không cần cua đồng, bạn cần nắm những lưu ý bao gồm:

- Nguyên liệu nấu bún riêu cần được xử lý theo đúng công đoạn, quy trình. 

- Xử lý nguyên liệu nấu bún riêu cần phải thực hiện theo đúng quy trình, công đoạn. Để đạt được hương vị ngon đúng chuẩn, cần đặc biệt chú ý giai đoạn chuẩn chuẩn bị thịt, tôm, giò...

- Đảm bảo vệ sinh, an toàn trong quy trình xử lý nguyên liệu. Cần bảo quản kỹ để nguyên liệu không bị ruồi nhặng bám vào gây mất vệ sinh thực phẩm.

- Có thể dùng nhiều nguyên liệu khác nhau khi nấu món bún riêu, tuy nhiên, thịt tôm xay là nguyên liệu quan trọng nhất phải có. Nếu thiếu nó, bát bún sẽ chỉ là bún thịt thông thường. 

- Thay vì dùng riêu cua thật thì bạn có thể dùng hộp gia vị cua nấu bún riêu. Cho thêm đậu tươi và trứng vào để tạo độ đông hơn. Khi ăn, trông sẽ rất giống riêu cua thật.

- Ngoài ra, nếu ăn được mắm tôm thì bạn có thể cho cả mắm tôm vào nước dùng.

Vậy là, không cần chuẩn bị cua chị em vẫn có thể nấu được bát bún ngon lành. Với cách nấu bún riêu không cần cua vừa chia sẻ trên, hy vọng sẽ giúp chị em có thể vào bếp  trổ tài  nấu nướng  để tự tay nấu cho gia đình thưởng thức ngon miệng và đảm bảo vệ sinh an toàn.

Lạ Đặng | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/cach-nau-bun-rieu-khong-can-cua-ngon-ngat-ngay-dung-vi-ma-cuc-don-gian-358785.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/cach-nau-bun-rieu-khong-can-cua-ngon-ngat-ngay-dung-vi-ma-cuc-don-gian-358785.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/nau-gi-hom-nay-17/cach-nau-bun-rieu-khong-can-cua-ngon-ngat-ngay-dung-vi-ma-cuc-don-gian-358785)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết khô, lạnh của mùa đông là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển. Vì vậy đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân và gia đình bạn trong dịp cuối năm này.
  • Những người có cơ địa quá mẫn cảm với thời tiết rất hay bị đau nhức đầu mỗi khi thời tiết thay đổi, dù sự thay đổi này là rất nhỏ.
  • Không ai muốn bị ngộ độc thực phẩm, nhất là sau bữa cơm ngày tết. Vì thế hãy trang bị cho mình những vũ khí đơn giản và hiệu quả để ngăn ngừa chuyện xấu xảy ra.
  • Với một số mẹo đơn giản sau đây, bạn có thể tham khảo để phòng tránh bệnh cảm lạnh và cảm cúm một cách hiệu quả:
  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Thận đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch cơ thể. Cũng như mạch máu, nếu bị tắc hoặc bịt lấp thì chúng không thể lọc máu, khiến các động, tĩnh mạch bị lão hóa.
  • Năm nay tôi 77 tuổi, bị bệnh sỏi thận tái phát, lại phải chạy chữa tốn kém. Thật may, ông anh cho một quyển sách chữa bệnh bằng cây nhà lá vườn.
  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY