Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm đúng chuẩn từ lúc tập ăn tới 12 tháng tuổi

Để bé ăn ngoan, chóng lớn thì mẹ cần biết cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm theo đúng độ tuổi từ khi bé mới bắt đầu tập ăn cho tới khi bé được 12 tháng tuổi. Thực đơn cho bé cần phải đa dạng, đủ chất và phù hợp với hệ tiêu hóa của bé theo từng tháng tuổi. Sau đây là những hướng dẫn để mẹ có thể chế biến được những món cháo dinh dưỡng ngon, đủ chất và phù hợp với bé.

Những loại thức ăn phù hợp với độ tuổi của bé từ 6-12 tháng tuổi

Khi bước vào giai đoạn ăn dặm, em bé có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng các nhóm chất và phù hợp với độ tuổi thì sẽ giúp bé phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ.

Hiện nay, theo thông tin từ who đã nghiên cứu về dinh dưỡng và đưa ra được các loại thức ăn có thể bổ sung cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm này. 4 nhóm thực phẩm chính được chia thành 4 ô vuông thức ăn cho trẻ và mẹ chỉ cần ghi nhớ được các ô vuông này là sẽ có cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé vừa ngon vừa đủ chất.

Lấy sữa mẹ làm trung tâm, 4 ô vuông thức ăn chính là 4 nhóm thức ăn chứa: chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng. trong món cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm, mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất này với tỷ lệ thích hợp. cụ thể:

+ Nhóm thức ăn cơ bản: Gạo, ngũ cốc

+ Nhóm thức ăn cung cấp chất đạm (protein): Thịt, cá, trứng, tôm, cua, lươn, đậu đỗ,…

+ Thức ăn có vitamin và muối khoáng: rau, củ, quả

+ Thức ăn giàu chất béo (lipit): Dầu thực vật, bơ, mỡ động vật, lạc...

Một lợi thế cho các mẹ là ở nước ta có một nguồn thực phẩm dồi dào từ các loại cá, thịt tới các loại ngũ cốc hay rau củ quả. mẹ có thể lựa chọn các loại ngũ cốc phổ biến như gạo, mì, ngô, khoai tây, khoai lang... để nấu cháo cho bé. ngoài ra thì bây giờ cũng ta có thể tìm các loại hạt khác như yến mạch, hạt kê cũng rất sẵn và tiện.

Ngoài ra thì ở nước ta rất nhiều rau xanh, trái cây, củ quả ngon và sạch. mẹ có thể kết hợp rất nhiều các loại thịt, cá với rau củ để cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm thật phong phú, giúp bé yêu thích các món ăn và hấp thụ tốt hơn.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bé ăn dặm đủ chất, phù hợp lứa tuổi

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng trẻ nên bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6. có thể một số trẻ phải ăn sớm hơn tùy vào chất lượng sữa mẹ và sức khỏe của trẻ. bố mẹ phải tập cho trẻ làm quen dần với từng loại bột, loại cháo và phải tuân thủ một số những nguyên tắc sau:

- cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé phải áp dụng thực hiện từ bột ngọt tới bột mặn (bột ngọt, bột rau củ, bột cá thịt kết hợp rau củ), từ loãng đến đặc (bột loãng, bột 5%, bột 10%, bột đặc hơn, cháo loãng, cháo đặc).

- mẹ nên nấu gần thời điểm cho bé ăn, không nên nấu trước rồi bảo quản, cháo sẽ bị mất chất, thậm chí là bị nhiễm khuẩn.

- mức ăn của trẻ sẽ tăng dần theo từng tháng tuổi, mẹ lưu ý để nấu một lượng vừa phải: khi mới tập ăn thì mỗi bữa vài thìa, sau đó là 1/4 bát, tiếp tục là 1/3 bát, 1/2 bát, 3/4 bát rồi 1 bát (tương đương 200ml cháo).

- số bữa cũng tăng dần từ thời điểm bé tập ăn cho đến khi bé 12 tháng tuổi. ban đầu chỉ nấu 1 bữa/ngày, rồi 2 bữa/ngày, rồi 3 bữa/ngày.

-cho trẻ làm quen với từng loại thức ăn chứ không cho bé ăn nhiều, đột ngột ngay từ lần đầu tiên. ví dụ, mẹ muốn cho bé ăn dặm bằng cháo thịt bò khoai tây. thì trước hết, lần đầu tiên mẹ nên nấu cháo loãng với một ít thịt bò nghiền (thịt xay), cho bé ăn khoảng 3-5 thìa để cảm nhận phản ứng. sau vài ngày nếu thấy bé tiêu hóa tốt, vẫn ăn ngon thì mẹ có thể nấu với lượng thịt nhiều hơn, cháo nhiều hơn, cho thêm khoai tây nghiền vào nấu cùng.

Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm theo từng độ tuổi

Giai đoạn 6-8 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm

Giai đoạn này bé bắt đầu làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ, bạn chỉ nên cho bé ăn mỗi ngày 1 bữa bột hoặc cháo loãng. mẹ bắt đầu cho trẻ làm quen với các thức ăn rắn như bột. cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm trong giai đoạn này đảm bảo cho bé ăn các món giàu dinh dưỡng, tuy nhiên phải dễ tiêu hóa, phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bé.

Các món cháo dinh dưỡng phù hợp trong độ tuổi này là:

- cháo bí đỏ nghiền trộn sữa mẹ hoặc sữa công thức: bí đỏ đem hấp chín nghiền nhỏ, thêm nước cho loãng, trộn thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức cho bé ăn.

- cháo khoai tây nghiền trộn sữa mẹ hoặc sữa công thức: khoai tây đem hấp chín nghiền nhỏ, thêm nước cho loãng, trộn thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức cho bé ăn.

- cháo cải ngọt, cải chíp hoặc rau xanh theo mùa, đậu phụ non đem xay, nghiền nhỏ, rây qua rây rồi nấu chín cho bé ăn.

- bột đậu hà lan nghiền trộn cùng sữa mẹ: đậu hà lan đem rửa sạch, luộc chín cho mềm rồi dùng thìa nghiền nát, có thể xay mịn rồi rây qua rây. sau đó trộn cùng sữa mẹ tạo thành hỗn hợp rồi cho bé ăn.

Ngoài ra mẹ có thể thay đổi linh hoạt các loại rau củ quả khác cho bé, miễn sao là nấu loãng, cho bé ăn lượng ít vừa phải là được.

Trẻ 8-10 tháng tuổi

Bước sang giai đoạn này, trẻ đã tiến bộ rất nhiều trong các kỹ năng vận động cũng như nhận thức, đồng thời đó thì nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng tăng lên. giai đoạn 8-10 tháng tuổi này, bé đã bắt đầu tập bò, tự vật lộn để ngồi một mình, có nhiều bé đã chập chững đứng và bước những bước đầu tiên. có bé đã bắt đầu tập nói với những tiếng đơn dễ gọi.

Giai đoạn này bé đã có răng, bé có thể ăn bát cháo không cần xay nhuyễn quá, bé có nhu cầu ăn các thức ăn đặc. với thực đơn ăn dặm giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn 2 bữa, mỗi bữa một bát cháo khoảng 200ml.

Công thức nấu cháo dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này thì có rất nhiều. mẹ có thể kết hợp một cách linh hoạt các thực phẩm sẵn có xung quanh khu vực mình ở để tạo nên các món cháo thơm ngon cho bé. một số món gợi ý cho mẹ dễ chế biến như sau:

- cháo thịt heo bí đỏ: cháo trắng ninh nhừ, bí đỏ luộc nghiền nhuyễn, thịt heo băm nhỏ. nấu cháo mềm nhừ rồi cho thêm một chút dầu oliu. nếu dùng bột thì khoảng 4 thìa bột gạo pha với 1 bát con nước.

- Cháo thịt bò khoai tây: Cháo trắng nấu mềm nhừ, thịt bò băm thật nhỏ, khoai tây hấp chín nghiền nhuyễn. Khi cháo chín thì cho thịt bò, tiếp theo cho khoai tây, cuối cùng cho dầu oliu vào.

- Với cách làm tương tự mẹ có thể nấu nhiều các món cháo khác như: cháo lươn bí đỏ, cháo thịt heo nấm rơm, cháo cá cà rốt, cháo gà rau mồng tơi, cháo thịt lợn rau ngót….

Trẻ từ 10-12 tháng tuổi

Thực đơn nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm ở giai đoạn 10-12 tháng tuổi cũng có những thay đổi theo sự phát triển thể chất của bé. ở giai đoạn này, bố mẹ nên tăng cường chất dinh dưỡng cho bé và phải luôn đảm bảo 4 nhóm chất chính. ở giai đoạn này, mỗi ngày bé nên được ăn 3 bữa cháo, mỗi bữa khoảng 200ml cháo tương đương 1 bát con. lượng thịt và rau có thể tăng lên, mức cháo cũng có thể đặc hơn.

Thực đơn nấu cháo dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này cũng có thể linh hoạt và đổi mới thêm nhiều loại thực phẩm. đặc biệt là lượng chất đạm và lượng đường bột cũng cần phải tăng lên theo nhu cầu ăn của bé. trung bình mỗi bữa bé cần khoảng 15-20g chất đạm từ thịt, cá, 15-20g rau củ quả, 1 thìa nhỏ dầu ăn hoặc mỡ nước và ½ bát con cháo trắng.

Cách chế biến ở giai đoạn này cũng không cần xay nhỏ, mẹ chỉ cần băm thức ăn riêng rồi cho vào nấu chung. Bé có thể ăn cháo hạt ninh nhừ, khi cháo chín mẹ cho thịt, rau vào khuấy đều nhỏ lửa cho sánh mịn là được. Cháo ở dạng đặc chứ không loãng như các giai đoạn trước. 

Các mẹ thân mến, tùy theo độ tuổi của bé mà cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm cũng thay đổi phải không nào. các mẹ hãy áp dụng một cách linh hoạt và tùy vào tình hình thực tế của bé mà nấu những món ăn bé thích, giàu dinh dưỡng, thơm ngon, giúp bé hay ăn, chóng lớn nhé! 

Minh Trang | Theo Phụ nữ sức khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/cach-nau-chao-dinh-duong-cho-be-an-dam-dung-chuan-tu-luc-tap-an-toi-12-thang-tuoi-348762)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY