Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Cách phân biệt bệnh bạch hầu với viêm họng, viêm amidan

Các triệu chứng của bệnh bạch hầu khá giống với bệnh viêm họng, viêm amidan thông thường. Vì vậy người dân nên cảnh giác và nhận biết các dấu hiệu về bệnh.

Tại khu vực Tây Nguyênđã ghi nhận 38 trường hợp dương tính với bạch hầu thuộc các tỉnh Đắk Nông, KonTum và Gia Lai, trong đó đã có 3 ca Tu vong.

Dấu hiệu nhận biết

Theo các bác sĩ, triệu chứng của bệnh bạch hầu khá giống vớibệnh viêm họng, viêm amidan thông thường nên nhiều người dễ bị nhầm lẫn, dẫnđến việc phát hiện muộn, gây ảnh hưởng tới tính mạng. Tỉ lệ Tu vong ở bệnh bạchhầu không được điều trị kịp thời là tương đối cao.

Ở thể tối cấp, bệnh nhân cóthể Tu vong trong vòng 24-48 tiếng. Các chuyên gia y tế cho rằng, bệnh bạch hầuđiều trị không quá khó, nhưng quan trọng là người dân cần chú ý các dấu hiệusớm của bệnh để đi khám và điều trị kịp thời.

BSCKI. Bùi Thị Đến – Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Trung tâm Sản Nhichia sẻ cách phân biệt bệnh bạch hầu với viêm họng, viêm amidan như sau:

Bệnh bạch hầu

Bệnh viêm họng, viêm amidan…

– Sốt không cao.

– Đặc biệt có biểu hiện nhiễm độc, da tái xanh, trẻ mệt mỏi, li bì, quấy khóc, biếng ăn.

– Ho có tiếng ông ổng, kèm theo khó thở, khàn tiếng

– Giả mạc ở vùng hầu họng lúc đầu có màu trắng ngà, sau đó có màu vàng nhạt, rất dai, khó bóc tách. Nếu cố tình lấy giả mạc ra sẽ gây chảy máu…

– Có sốt, sốt cao

– Đau rát họng, khó nuốt

– Có giả mạc ở vùng hầu họng, rất dễ lấy ra, không chảy máu.

– Tổn thương do vi khuẩn khác gây ra thì thường có mủ ở họng…

Không chủ quan với lịch tiêm chủng

Trước đây bệnh lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trêncả nước; từ khi vắc xin phối hợp phòng bạch hầu được đưa vào chương trình tiêmchủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻdo không tiêm vắc-xin phòng bệnh. Ổ dịch bạch hầu thường chỉ xảy ra ở các khuvực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Tuy nhiên, bệnh bạch hầuchưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêmvắc xin phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh.

Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, các bác sĩ chuyên khoakhuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp có thành phần phòngbệnh bạch hầu đầy đủ, đúng lịch bao gồm các mũi tiêm khi trẻ dưới 1 tuổi và tiêmnhắc khi trẻ 18 tháng tuổi. Tại các địa phương nguy cơ cao, trẻ 7 tuổi cần tiêmnhắc mũi thứ 5 với vắc xin bạch hầu giảm liều-uốn ván (Td).

Các bà mẹ cần tuân thủ lịch tiêm chủng vắc xin:

– Mũi 1: Tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib (phòng bệnh bạch hầu-ho gà – uốn ván – viêm gan B – viêm phổi/viêm màng não mủ do hib) khi trẻ 2 tháng tuổi

– Mũi 2: Tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib khi trẻ 3 tháng tuổi

– Mũi 3: Tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib khi trẻ 4 tháng tuổi

– Mũi 4: vắc xin DPT (phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván) khi trẻ 18 tháng tuổi.

Ngoài ra cần giữ vệ sinh giữ vệ sinh cá nhân (thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; vệ sinh mũi, họng hàng ngày); đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống Thu*c phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/cach-phan-biet-benh-bach-hau-voi-viem-hong-viem-amidan-20200707161819580.html)

Tin cùng nội dung

  • Súc miệng bằng nước muối loãng, uống chanh nóng pha mật ong hoặc trà thục quỳ, bỏ Thu*c lá… có thể giúp bạn làm dịu cơn đau họng.
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền cho rằng qua lâu thực có vị ngọt, đắng, tính lạnh, quy vào các kinh phế, vị và đại trường.
  • Thời tiết chuyển lạnh vào những ngày cuối thu khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột, trong đó họng và thanh quản là những bộ phận dễ bị bệnh nhất.
  • Viêm họng là bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng dễ dàng xuất hiện.
  • Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số loại thực phẩm có tác dụng làm dịu triệu chứng bệnh viêm họng, đau họng. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm họng.
  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY