Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Cách phòng ngừa bệnh hô hấp khi giao mùa

Giữ ấm khi đi ra ngoài vào buổi tối hoặc sáng sớm, hạn chế tiếp xúc với người bị cúm, tránh ăn đồ lạnh... là một số cách phòng ngừa bệnh về hô hấp cho trẻ.

Vào thu, nhiệt độ thay đổi thất thường,nắng hanh khô ban ngày và se lạnh buổi tối kèm theosương mù sáng sớm. Đây làthời điểm thuận lợi làm bộc phát các bệnh ở trẻ, nhất là ở những bécó hệ miễn dịch yếu,dẫn đến tỷ lệ trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp gia tăng. Theo BS TrúcPhương, Giám đốc Y khoa công ty Dược phẩm Hà Tây, một số bệnhthường gặpkhi giao mùa như:

Viêm họng cấp tính: Bệnh thườngxảy ra vào mùa đông, gặp cả ở người lớn và trẻ em. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khinuốt,sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi. Nguyênnhân gây bệnh thường thấy do loại vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A, có nhiều trường hợp dovirus. Nếu không được chữa trị hiệu quả, bệnh có thể dẫn đến viêm phổi, viêm khớp, biến chứng tạicơ tim và van tim.

Cha mẹ nênquan tâm đúng mức sức khỏe của trẻ, cần thiết phải cho trẻ đi thămkhám bác sĩ chuyên khoa khi có triệu chứng như sốt cao, trẻ li bì, ho nặng tiếng

Viêm khí phế quản, biến chứng viêm phổi: Khí quản là ống dẫn lớn nhất trong hệ thống hô hấp. Viêm khí phế quản cóthể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, thường sau khi thay đổi thời tiết hoặc bị viêm họng, viêm mũi dokhông chữa trị hiệu quả kịp thời hoặc theo diễn tiến của bệnh... Nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh chỉsổ mũi trong, ho nhẹ nhưng có thể giảm tính hiếu động ở trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài, không điềutrị đúng, trẻ dễ bị nhiễm trùng lan rộng và sâu hơn vào phế quản phổi, phế nang và nhu mô phổi rấtnguy hiểm với các triệu chứng sốt cao, ho khạc, hođàm đặc, có màu xanh hoặc vàng, trẻ nằm ì,li bì.

Cúm: Trẻ em là nhóm mắc cănbệnh này nhiều do sức đề kháng chưa hoàn thiện khiến virus cúm dễ dàng gây bệnh. Bệnh lý sẽ bộcphát khi có 3 yếu tố tham gia là mầm bệnh,số lượng mầm bệnh và sức đề kháng của cơ thể. Trongcúm, mầm bệnh là các virus cúm lây trực tiếp do tiếp xúc, giao tiếp hàng ngày, đặc tính virus làsinh sôi nảy nở nhanh nên có số lượng ồ ạt tấn công cơ thể, nhất là những trẻ có hệ miễn dịchyếu.

Triệu chứng thường thấy như sốt nhẹ, có thể ớn lạnh, đau đầu, chóng mặt, ho, đauhọng, nghẹt mũi, chán ăn, đặc biệt là hắt hơi nhiều và chảy nước mũi trong. Tùy theo sức đề khángcủa cơ thể mà thời gian bệnh kéo dài hay rút ngắn, giảm nhẹ hoặc nghiêm trọng hơn. Thậm chí, một sốbệnh cúm diễn tiến nhanh và ồ ạt có thể khiến Tu vong.

Vì vậy, cha mẹ không nên xem nhẹ căn bệnh này và quan tâm đúng mức sức khỏe củatrẻ,cần thiết phải cho trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoakhi có triệu chứng như sốt cao, trẻ li bì, ho nặng tiếng. Dưới đây là một số cáchphòng ngừa bệnh:

- Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất làkhi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm, ở các vị trí quan trọng như bàn chân,bàn tay, ngực, cổ, đầu.

-Hạnchế cho trẻ tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp.

- Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh,kem, đá.

-Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối của các nhóm dưỡng chất(tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả).

- Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ.Đây là những dưỡng chất quan trọng vừa giúp trẻ phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thầncũng như hệ miễn dịch cho trẻ.

Khi bệnh xảy ra dù nặng hay nhẹ, kéo dài hay mau khỏi, có biến chứng hay không, cha mẹ vẫnnên chủ động kiểm soát bệnh cho trẻ. Nâng cao sức đềkháng cơ thể cho bản thân và cho người thân trong gia đình là yếu tố then chốt ngăn ngừabệnh.

AloBacsi.vn
Theo Diệp Trương - VnExpress
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cach-phong-ngua-benh-ho-hap-khi-giao-mua-n94117.html)

Tin cùng nội dung

  • Con tôi 2 tuổi nhưng bé thường xuyên bị ốm vặt như: ho, sổ mũi... khiến tôi rất lo lắng vì mỗi lần cháu ốm, uống Thu*c khỏi được vài hôm lại mắc lại.
  • Chị họ tôi bị viêm phổi, đang điều trị tại bệnh viện tỉnh. Tôi và mấy người nhà cùng vào viện thay nhau chăm sóc chị tôi.
  • Con gái tôi năm nay 14 tuổi, cứ vào lúc thời tiết giao mùa là cháu hay bị hắt hơi xổ mũi rất khổ sở. Xin bác sĩ tư vấn cho tôi cách nào để hạn chế và phòng ngừa được căn bệnh khó chịu này?
  • Vào thời điểm giao mùa như hiện nay, đối với trẻ em các triệu chứng ho, sổ mũi, viêm họng, phế quản dẫn đến viêm phổi luôn thường trực.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột trong những ngày qua đã khiến rất nhiều trẻ mắc các bệnh về tai mũi họng phải vào viện khám và điều trị.
  • Trường hợp bị viêm mũi dị ứng, tái đi tái lại nhiều lần có thể điều trị bằng cách sử dụng các vị Thu*c thảo dược như thương nhĩ tử, kim ngân hoa, phong phong, bạc hà... để làm ấm cơ thể,
  • Viêm phổi thường gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Cũng có thể do nấm hoặc những hóa chất hít vào phổi.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY