Dinh dưỡng hôm nay

Cách thông minh thanh lọc các bộ phận trong cơ thể

Thanh lọc hay giải độc cơ thể đang trở thành một trào lưu trên thế giới để bảo vệ sức khỏe của con người. Mỗi một cách thanh lọc cơ thể mang lại cho con người sự lạc quan về tinh thần, sảng khoái về thể chất.
Cơ thể con người hàng ngày hàng giờ tiếp xúc với rất nhiều loại ô nhiễm từ môi trường đến thực phẩm. Thanh lọc cơ thể (detox) đã ra đời để đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe, duy trì tuổi thanh xuân của con người, hơn hết nó còn được biết đến là một liệu pháp chữa bệnh bằng thực phẩm.

Thanh lọc (Detox) hoặc giải độc cơ thể là một quá trình vô hiệu hóa hoặc loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Mặc dù trong cơ thể chúng ta có nhiều bộ phận, cơ quan giữ chức năng loại bỏ độc nhưng dường như chính bản thân chúng lại đang phải chịu cường độ làm việc quá sức dẫn đến bị nhiễm độc. Vì vậy, việc thanh lọc cơ thể có thể giúp bạn có được sức khỏe tốt hơn, làn da sáng hơn, tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn và tiếp thêm năng lượng cho chính bản thân bạn.

Theo thời gian, các tạp chất tích tụ dần dần trong cơ thể, chúng ức chế các hệ thống sinh học tự nhiên của con người làm cho chúng ta dễ mắc bệnh và làm suy giảm sức khỏe. Thanh lọc cơ thể bằng các nguồn thực phẩm tự nhiên như một giải pháp cứu cánh trong cuộc sống hiện đại nhằm hỗ trợ để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe của con người trước các tác động từ bên ngoài.

Máu là một chất lỏng đặc biệt của cơ thể, nó cung cấp chất dinh dưỡng, đường, oxy và hormone đến mỗi tế bào của cơ thể, tạo năng lượng để cơ thể hoạt động. Máu còn hoạt động như hệ thống đào thải vì nó mang cả các tạp chất của các mô và các tế bào vận chuyển đến các cơ quan khác nhau để bài tiết ra ngoài. Máu cũng giúp vết thương hở nhanh liền nhờ cơ chế đông máu. Chế độ ăn uống không đầy đủ, uống rượu, hút Thu*c lá và các độc tố từ môi trường có thể làm ảnh hưởng đến máu.

thanh lọc máu:

Đó là những loại thực phẩm giúp bổ máu, hỗ trợ tuần hoàn như các loại rau lá xanh đậm, bông cải xanh, đậu, tỏi, gừng, rau mùi tây, hạt tiêu, ngũ cốc, sữa và các sản phẩm từ sữa.

Hệ bạch huyết được coi là hàng phòng ngự đầu tiên bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Đó là một chất dịch lỏng, trong, chảy khắp các mô trong cơ thể bao gồm các hạch bạch huyết, các ống dẫn bạch huyết, mao mạch bạch huyết. Hệ bạch huyết đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, là nơi sản sinh hầu hết các loại kháng thể. Nó làm sạch các chất dịch trong cơ thể, rút bớt dịch thừa và độc tố ra khỏi các mô. Hệ thống này còn tiêu hóa mỡ và vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các mô trong cơ thể. Tóm lại hệ bạch huyết làm việc để chống nhiễm trùng và giúp lọc vi khuẩn và chất thải. Một sự suy giảm trong hệ bạch huyết làm cho việc loại bỏ chất thải và chất độc hại cũng bị ảnh hưởng theo.

Các loại thực phẩm hỗ trợ chức năng cho hệ bạch huyết bao gồm cá, trái cây họ cam quýt, các loại rau lá xanh, sữa chua, tỏi, măng tây, cà rốt, cà chua, dâu tây và nấm.

Gan là cơ quan có rất nhiều chức năng như lọc máu, sản xuất protein cần thiết, điều hòa nguồn cung cấp năng lượng, các vitamin... Nhưng chức năng chính và quan trọng nhất của gan chính là để thải trừ các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Nếu gan gặp bất cứ trục trặc nào khiến cơ thể không thể hoặc giảm hiệu quả thải trừ độc tố, cơ thể dễ bị nhiễm độc và xuất hiện bệnh tật.

Hãy nuôi dưỡng và bảo vệ cơ quan giải độc tự nhiên quan trọng nhất của cơ thể bằng cách bổ sung các loại thực phẩm như: củ cải, hạt lanh, hoa quả họ cam quýt, tỏi, bắp cải, trà xanh, bơ, atisô, rau lá xanh, ô liu, lựu và cải xoong.

Túi mật là một cấu trúc hình quả lê nằm dưới gan. Chức năng chính của nó là để lưu trữ các dịch mật do gan sản xuất ra để tiêu hóa thức ăn, giúp phân hủy chất béo để chuyển thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ qua thành ruột. Túi mật là cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, tiết ra dịch mật kể cả khi con người không ăn, nó được tích trữ trong túi mật.

thanh lọc túi mật

Một số chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì chức năng của túi mật, đề phòng bệnh sỏi mật hay các bệnh viêm túi mật khácnhư củ cải, táo, mận, rau bina, dầu hạt lanh, ô liu, dưa chuột và chanh.

Tụy nằm ở vùng bụng trên sau dạ dày. Tuyến tụy là bộ phận có hình tam giác thuôn dài nằm phía sau bụng, sát dạ dày có chức năng sản xuất các men (enzym) tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn và sản xuất hormone bao gồm cả insulin tham gia quá trình chuyển hóa của cơ thể.

Các loại thực phẩm hỗ trợ các chức năng của tuyến tụy thường là những loại thực phẩm chống viêm và giúp điều hòa lượng đường trong máu. Chúng bao gồm cà chua, rau xanh, sữa chua, hạt lanh, cá, hoa quả, bông cải xanh, tỏi, đậu phụ, khoai lang, kiwi, nho và nấm.

Thận là cơ quan nằm dưới lồng xương sườn, hai bên của cột sống. Đây là một cơ quan phức tạp có chức năng lọc máu và lọc các tạp chất để thải ra khỏi cơ thể. Ngoài ra thận còn tham gia vào quá trình sản xuất 3 loại hormon, giúp điều hòa huyết áp, kích thích tủy xương sản xuất các tế bào máu đỏ, duy trì nồng độ canxi trong cơ thể.

Để duy trì sức khỏe cho thận nên sử dụng các loại thực phẩm chống viêm và điều tiết cân bằng khoáng chất trong cơ thể. Đó là mùi tây, hạt tiêu, rau mùi, cải bắp, súp lơ, củ cải đường, nam việt quất, lựu, nho và cá.

Dạ dày, ruột non và ruột già thuộc hệ tiêu hóa, chúng tham gia trực tiếp vào quá trình tiêu hóa thức ăn , hấp thụ chất dinh dưỡng vào cơ thể. Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, các chất dinh dưỡng như carbohydrate, protein, chất béo, vitamin, khoáng chất và nước được hấp thụ và vận chuyển trong cơ thể. Vì thế bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh góp phần duy trì sức khỏe cho toàn bộ cơ thể là rất cần thiết.

Để duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh cần có sự kết hợp chất xơ không hòa tan, prebiotic và probiotic. Chúng có trong các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau quả, yến mạch, các sản phẩm từ sữa như sữa chua, hạt lanh và thực phẩm lên men, cần uống 8 ly nước mỗi ngày để đường tiêu hóa hoạt động tốt.

Theo Health me up

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cach-thong-minh-thanh-loc-cac-bo-phan-trong-co-the-11548.html)

Tin cùng nội dung

  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.