Hai tuần nay, anh Lê Vũ Hải (Sóc Sơn, Hà Nội) bị khàn tiếng, khó nói, đôi lúc lại có những cơn ho co thắt. Vợ anh cho rằng, anh đi uống rượu đêm về nên bị trúng gió, mất giọng, chỉ cần uống Thu*c, xông hơi là khỏi, thế nhưng tình trạng ngày càng nặng hơn. Có lúc anh cảm thấy bị tắt thở, quá lo lắng vợ con vội vàng cho anh nhập viện. Anh được chẩn đoán là bị ung thư thanh quản, một loại ung thư đứng thứ 4 sau ung thư vòm, ung thư mũi xoang và ung thư hạ họng trong phạm vi Tai Mũi Họng.
Ung thư thanh quản là loại ung thư hay gặp ở Việt Nam. Căn cứ thống kê của nhiều nước trên thế giới thì nóchiếm khoảng 2% tổng số các loại ung thư thường gặp. Khi bệnh mới phát, bạn có thể nhìn thấy một khối u ở cổ, người bệnh nói khàn hoặc thay đổi giọng nói, đau họng hay có cảm giác nghẹn cổ họng, đau tai, ho kéo dài; khó thở, mất ngủ, giảm cân. Chính vì những biểu hiện đó mà nhiều người cứ ngỡ rằng mình bị cảm cúm chứ không phải là một bệnh gì khác nên tích cực uống Thu*c vô tình khiến bệnh trầm trọng hơn.
Con số này cho thấy đàn ông là đối tượng chính để căn bệnh cư trú và phát triển. Mặc dù các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh song những người thường xuyên hút Thu*c lá có nguy cơ cao hơn rất nhiều so với người không hút.
Người uống rượu sẽ tiềm ẩn bệnh cao hơn so với người không uống rượu; uống càng nhiều nguy cơ càng cao; còn nếu vừa uống rượu vừa hút Thu*c thì càng dễ mắc bệnh.
Ngoài ra, những người làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với acid sulfuric, niken, amiăng cũng dễ bị mắc bệnh, hoặc người bị nhiễm một số loại virus; chế độ ăn thiếu vitamin A; bệnh trào ngược dạ dày thực quản... đều là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Bệnh thường gặp ở độ tuổi 50-70 (72%), 40-50 tuổi (12%). Riêng với phụ nữ nếu bị bệnh này thì ở độ tuổi sớm hơn.
Ung thư thanh quản nếu được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời thì có thể khỏi được với tỉ lệ ngày càng cao. Vì vậy khi có biểu hiện nghi ngờ bạn nên đi khám, nếu để lâu thì nguy cơ không nói được là rất cao.
Phương pháp điều trị có hiệu quả nhất là phối hợp phẫu thuật với tia xạ sau mổ. Những trường hợp ở giai đoạn sớm, còn khu trú, chưa có hạch cổ di căn thì có thể phẫu thuật hoặc tia xạ đơn thuần.
-Cách thứ nhất là cắt một phần thanh quản, sau phẫu thuật này, người bệnh có thể phát âm thở theo đường S*nh l* tự nhiên.
-Còn phẫu thuật tiệt căn (cắt bỏ thanh quản toàn phần), sau phẫu thuật người bệnh phải thở qua lỗ của khí quản trực tiếp khâu nối ra vùng da ở cổ và phát âm không qua đường S*nh l* tự nhiên được (giọng nói thực quản, qua một thiết bị hỗ trợ phát âm hay qua một phẫu thuật để phát âm).
Tùy theo vị trí, độ lan rộng của u cũng như tình trạng hạch cổ di căn mà chọn lựa phương pháp phẫu thuật: Cắt bỏ một phần thanh quản, cắt bỏ thanh thiệt kiểu Huet, cắt dây thanh quản trán trước, cắt bỏ thanh quản toàn phần…
Cho đến nay, việc sử dụng các nguồn tia xạ để điều trị các khối u ác tính là một trong những biện pháp quan trọng và cơ bản, nhất là các u thuộc phạm vi vùng đầu cổ. Điều trị bằng tia xạ có nhiều phương pháp khác nhau, nhưng có những biện pháp chủ yếu sau:
-Điều trị tia xạ phối hợp với phẫu thuật, có thể trước hoặc sau phẫu thuật hoặc phối hợp xen kẽ, tia xạ- phẫu thuật- tia xạ.
Là việc sử dụng các Thu*c diệt tế bào ung thư, thường dùng đường tiêm tĩnh mạch. Tùy mục đích điều trị có thể dùng Thu*c trước phẫu thuật (xạ trị).
Trong một vài trường hợp, Thu*c được dùng với mục đích làm lỏng các khối u kích thước lớn trước phẫu thuật (xạ trị).
Sau phẫu thuật và xạ trị, dùng Thu*c với mục đích để tiêu diệt nốt các tế bào ung thư còn sót lại, hoặc triệt tiêu các khối u đã lan tràn di căn đi các nơi khác.
Ngoài ra, cũng có thể dùng Thu*c để điều trị thay thế phẫu thuật: được sử dụng cùng với xạ trị để tiêu diệt tế bào chức ung thư.
Theo Sức khỏe gia đình