Kinh tế xã hội hôm nay

Cẩm nang điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Y Tế

Đây là bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi, tuy nhiên cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em như thế nào để đạt hiệu quả và khỏi bệnh nhanh, an toàn cho trẻ thì không phải bố mẹ nào cũng biết.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. đây là bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi, tuy nhiên cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em như thế nào để đạt hiệu quả khỏi bệnh nhanh, an toàn thì không phải bố mẹ nào cũng biết.

Để giúp bố mẹ bớt lúng túng trong quá trình điều trị, chăm sóc cho con, bộ y tế đã đưa ra những hướng dân về cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em. hãy cùng tìm hiểu những khuyến cáo này.

1. Các giai đoạn bệnh tay chân miệng ở bé

- Giai đoạn ủ bệnh: Sau khi xâm nhập cơ thể, virus sẽ ủ bệnh trong cơ thể bé khoảng 3-7 ngày trước khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.

Giai đoạn ủ bệnh tay chân miệng ở trẻ thường kéo dài khoảng 3-7 ngày (ảnh: internet)

- Giai đoạn phát bệnh: Sau giai đoạn ủ bệnh, trẻ có những biểu hiện phát triển bệnh đầu tiên như đau cổ họng, tiêu chảy, biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc.

- giai đoạn toàn phát: giai đoạn này sẽ kéo dài trong khoảng 3-10 ngày tùy vào mức độ bệnh và hiệu quả điều trị của bé. đầu tiên, các mụn nước li ti lần lượt xuất hiện trên khoang miệng, niêm mạc lưỡi và vỡ ra khiến bé đau rát, bỏ ăn, quấy khóc. lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối dần xuất hiện những nốt mụn li ti này trong vòng 7 ngày. tuy nhiên những mụn nước này ít khi gây lở loét hoặc bội nhiễm.

- Giai đoạn lui bệnh: Nếu không có những biến chứng phát nặng, bệnh ở trẻ sẽ lui dần sau khoảng 3-5 ngày.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp bệnh đều lui dần như vậy. tay chân miệng ở trẻ có thể gây ra một số phản ứng chuyển nặng như sốt cao liên tục, không phản ứng với Thu*c hạ sốt, đây là dấu hiệu có thể bé bị nhiễm độc thần kinh.

Chân tay bé run, liệt tạm thời hay nôn ói, thậm chí có những biểu hiện suy hô hấp, sưng não, hôn mê, thậm chí là Tu vong là những biến chứng rất nguy hiểm ở trẻ bị tay chân miệng mà bố mẹ không thể bỏ qua.

2. Những cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Dưới đây là các cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em theo hướng dẫn của bộ y tế mà bố mẹ cần lưu ý

2.1. Thực hiện các xét nghiệm cơ bản

Trong nhiều trường hợp, bệnh tay chân miệng trong giai đoạn đầu có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác dẫn đến việc điều trị sai cách. do đó, nếu nghi ngờ bé bị tay chân miệng, cần cho bé đến bệnh viện và làm một số xét nghiệm cơ bản để chuẩn đoán bệnh.

Cần xét nghiệm protein C phản ứng trong giới hạn bình thường nếu bố mẹ có điều kiện làm xét nghiệm cho con. Nếu bạch cầu tăng trên 16.000/mm3 thì rất có thể bé có những biến chứng chuyển nặng.

2.2. Điều trị cho trẻ bị tay chân miệng cấp độ một tại nhà

Trong giai đoạn đầu, cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em chủ yếu diễn ra tại nhà. bố mẹ cho bé nghỉ ngơi ở vị trí yên tĩnh, tăng cường dinh dưỡng hợp lí và đảm bảo vệ sinh cơ thể cho con. nếu bé sốt, hạ sốt với liều lượng paracetamol liều 10 mg/kg/lần mỗi 6 giờ.

Nên đề phòng nguy hiểm nếu trẻ sốt cao (Ảnh: Internet)

Trong thời gian điều trị ngoại trú, cứ 2 ngày bố mẹ lại đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám hoặc sau khi bé hạ sốt. nếu bé có các dấu hiệu chuyển nặng như sốt cao không hạ, co giật, người lạnh thì cần đưa bé đến bệnh viện ngay để được xử lí kịp thời.

2.3. Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em cấp độ 2

Với cấp độ 2a: cách điều trị giống như cấp độ một nhưng kết hợp sử dụng ibuprofen có tác dụng chống viêm, giảm đau với liều lượng 15mg/kg/lần mỗi 6-8 tiếng. nếu trẻ vẫn sốt cao, có thể dùng kết hợp paracetamol.

Paracetamol có thể dùng để điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em (ảnh: internet)

Với cấp độ 2b: hạ sốt tích cực và cho bé thở oxy 3-6 lít/phút, nằm cao đầu khoảng 30 độ. dùng immunoglobulin trong vòng 1 ngày với liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. cần đo độ bão hòa oxy sp02 liên tục và truyền vào tĩnh mạch Thu*c phenobarbital 10 - 20 mg/kg trọng lượng cơ thể nếu cần. mỗi 2-6 tiếng lại đo các chỉ số nhịp thở, tim mạch, huyết áp cho trẻ.

2.4. Tiêu chuẩn xuất viện

Trẻ được xuất viện trong các trường hợp sau:

- Không sốt trong vòng 24h và không cần sử dụng Thu*c hạ sốt

- Không có các biểu hiện cấp độ 2a trong 48h

- Có thể ăn uống bình thường và không cần hỗ trợ hô hấp

Khi trẻ xuất viện và theo dõi tại nhà, cần thường xuyên đưa bé tái khám và nhập viện ngay nếu có các dấu hiệu tái phát hoặc chuyển nặng.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Link bài gốc Lấy link

https://phunuvietnam.vn/cam-nang-dieu-tri-benh-tay-chan-mieng-o-tre-em-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-41202027111655670.htm

Theo Phụ nữ Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/tin-tuc/cam-nang-dieu-tri-benh-tay-chan-mieng-o-tre-em-theo-huong-dan-cua-bo-y-te/20201127054110088)

Tin cùng nội dung

  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY