Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cần biết: Bị phạt đến 5 triệu đồng khi sử dụng thẻ BHYT của người khác

cho người khác mượn thẻ BHYT hoặc sử dụng thẻ BHYT của người khác sẽ bị phạt từ 3 - 5 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ BHYT

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 117/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế. Nghị định 117/2020/NĐ-CP gồm 4 chương và 117 điều, quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Các hành vi vi phạm hành chính về BHYT  được quy định tại Mục 5 (từ điều 80 đến điều 95), có 15 hành vi vi phạm cụ thể phải bị xử phạt vi phạm hành chính gồm:

Vi phạm quy định về đóng BHYT;

Vi phạm quy định về đưa người không thuộc trách nhiệm quản lý của tổ chức vào danh sách tham gia BHYT;

Vi phạm quy định về xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia BHYT; Vi phạm quy định về lập, chuyển danh sách cấp thẻ BHYT;

Vi phạm quy định về sử dụng thẻ bhyt trong khám chữa bênh;

Vi phạm quy định về lập hồ sơ bệnh án, kê đơn Thu*c BHYT;

Vi phạm quy định về quản lý Thu*c, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác trong khám chữa bênh BHYT;

Vi phạm quy định về phạm vi quyền lợi được hưởng của đối tượng tham gia BHYT;

hành vi cho người khác mượn thẻ bhyt hoặc sử dụng thẻ bhyt của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh sẽ bị xử phạt

Vi phạm quy định về thanh toán chi phí khám chữa bênh BHYT;

Vi phạm quy định về hợp đồng khám chữa bênh BHYT;

Vi phạm quy định về xác định quyền lợi trong khám chữa bênh BHYT không đúng với thông tin trên thẻ BHYT;

Vi phạm quy định về báo cáo thực hiện BHYT với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Vi phạm quy định về cung cấp thông tin về đối tượng tham gia BHYT;

Vi phạm quy định về cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp sai lệch thông tin trong giải quyết quyền lợi của người bệnh tại cơ sở khám chữa bênh hoặc thanh toán trực tiếp đối với đối tượng tham gia BHYT;

Vi phạm quy định về gửi báo cáo quyết toán chi phí khám chữa bênh BHYT chậm hơn thời gian quy định.

Theo khoản 1 điều 84 nghị định 117 quy định phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bhyt hoặc sử dụng thẻ bhyt của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau: từ 1 - 2 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bhyt; từ 3 - 5 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bhyt.

Hiện nay, mức phạt đối với hành vi cho mượn hoặc sử dụng thẻ bhyt của người khác trong khám chữa bệnh quy định tại khoản 2 điều 65 nghị định 176/2013/nđ-cp là 500.000 đồng đến 1 triệu đồng khi chưa làm thiệt hại quỹ bhyt và từ 1 - 2 triệu đồng khi làm thiệt hại đến quỹ bhyt. như vậy, mức phạt trên tại nghị định 117 năm 2020 đã tăng so với mức phạt hiện hành.

Ngoài ra, trong trường hợp cho người khác mượn hoặc sử dụng thẻ bhyt của người khác mà làm thiệt hại đến quỹ bhyt thì buộc phải hoàn trả số tiền đã vi phạm vào quỹ bhyt (nếu có). nghị định 117/2020/nđ-cp có hiệu lực từ ngày 15-11-2020.

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/can-biet-bi-phat-den-5-trieu-dong-khi-su-dung-the-bhyt-cua-nguoi-khac-n181074.html)

Tin cùng nội dung

  • Sử dụng các trang web truyền thông xã hội như facebook có thể dẫn đến các triệu chứng của bệnh trầm cảm nếu việc này gây nên lòng đố kỵ hoặc cảm giác ghen tị ở bạn.
  • Tôi tên Thu Trân, trong tháng 11/2013 con tôi (sinh năm 2011) có điều trị tại BV Lê Lợi (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Tôi được biết Luật BHYT có quy định trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí điều trị tại các cơ sở y tế công lập. Do cháu chưa có thẻ BHYT nên tôi có xuất trình giấy khai sinh cho bệnh viện nhưng không được giải quyết.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Tôi tên Thu Trân, trong tháng 11/2013 con tôi (sinh năm 2011) có điều trị tại BV Lê Lợi (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Tôi được biết Luật BHYT có quy định trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí điều trị tại các cơ sở y tế công lập. Do cháu chưa có thẻ BHYT nên tôi có xuất trình giấy khai sinh cho bệnh viện nhưng không được giải quyết.
  • Chào bác sĩ trên mangyte.vn Sao tôi nghe nói thẻ BHYT cũ nên giữ lại đầy đủ, đề phòng trường hợp một số phẫu thuật người ta yêu cầu nộp lại thẻ của nhiều năm liền? Mấy năm trước tôi không biết nên không giữ lại thẻ cũ, như vậy có sao không? (Hoàng Đức - huyện Bình Chánh, TPHCM)
  • Như báo SKĐS đã đăng tải một số trường hợp bệnh nhân bị hôn mê sâu sau khi dùng an cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Để giúp bạn đọc hiểu thêm và dùng đúng về loại Thu*c này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của lương y Vũ Quốc Trung.
  • Hiện trên thị trường đông dược nước ta có một loại Thu*c đang được quảng bá rộng rãi và bán với giá khá đắt là An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, do nhiều lý do khác nhau, việc nắm vững công dụng, chỉ định và cách dùng cụ thể chế phẩm này còn không ít khiếm khuyết.
  • Điều khoản và điều kiện sử dụng trang web Mạng y tế (mangyte.vn). Bao gồm: từ chối trách nhiệm, những lợi ích bên ngoài, chính sách bảo mật, sự đảm bảo và giới hạn trách nhiệm.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY