Khoa học hôm nay

Cận cảnh tháp nghiêng Pisa trăm tuổi ở Malaysia

Tòa tháp Teluk Anson của Malaysia xây dựng từ thế kỷ 19 hơi nghiêng về phía tây, khá giống Tháp nghiêng Pisa nổi tiếng ở Italia.
Cận cảnh 'tháp nghiêng Pisa' trăm tuổi ở Malaysia
'Tháp nghiêng Pisa' trăm tuổi ở Malaysia so sánh với Tháp nghiêng ở Italia

Tòa tháp xây dựng từ thế kỷ 19 bằng gạch và gỗ, hơi nghiêng về phía tây có tên là Teluk Anson, tọa lạc ở Perek, Malaysia.

Thiết kế của tòa tháp lấy cảm hứng từ kiến trúc trung quốc vì phần lớn người dân ở thị trấn vào thời điểm đó là người hoa.

Leong choon chong, nhà thầu trung quốc bắt đầu xây dựng vào năm 1885, cuối thế kỷ 19. khi đó, người dân địa phương đã đóng góp để mua đồng hồ từ jw benson ở ludgatehill, london, anh. chiếc đồng hồ trên tháp được sử dụng để xem giờ.

Cận cảnh 'tháp nghiêng Pisa' trăm tuổi ở Malaysia
Cận cảnh 'tháp nghiêng Pisa' trăm tuổi ở Malaysia
Tòa tháp bị nghiêng sau trận lụt làm nền đất bị yếu dần đi

Mặc dù nhìn từ bên ngoài, tòa tháp cao 25,5 mét giống như tòa nhà tám tầng nhưng thực tế nó chia thành ba tầng với một bể nước lớn bằng thép ở tầng trên cùng.

Mỗi tầng cao khoảng 5 mét, có tổng cộng khoảng 110 bậc thang cong dẫn từ mặt đất lên tầng cao nhất.

Sau trận lụt năm 1889 và 1895, tòa tháp bắt đầu nghiêng về phía tây bắc do nền đất yếu. Hơn nữa, trọng lượng của nước trong bể góp phần gia tăng độ nghiêng của tòa tháp. Tuy nhiên, tháp sẽ không hoàn toàn đổ ngã.

Cận cảnh 'tháp nghiêng Pisa' trăm tuổi ở Malaysia
Chiếc đồng hồ do người dân địa phương góp tiền mua ủng hộ

Trong khi đó, tháp nghiêng pisa tại thành phố pisa, italia khởi công xây dựng năm 1173. toà tháp cao 55,86 mét tính từ mặt đất lên đến phần nóc bên thấp và 56,70 mét đến phần nóc bên cao.

Từ dưới mặt đất lên có 294 bậc thang và phần tường tháp dày 4,09 mét ở phía chân tháp, rồi rút dần chỉ còn 2,48 mét trên đỉnh. Trọng lượng toàn tháp là khoảng 14.500 tấn.

Ngay trong khi đang xây dựng, tòa tháp đã bắt đầu nghiêng vì lún. Để ổn định cấu trúc tháp không tiếp tục nghiêng, các chuyên gia đã sử dụng một số biện pháp địa kỹ thuật  giữ cho tháp ở nguyên hiện trạng. 

Khác với tháp Pisa, Tòa tháp Teluk Intan ở Malaysia từng có chức năng lưu trữ nước sử dụng tại chỗ trong mùa hạn hán hay trong trường hợp hỏa hoạn.

Với chiều cao nổi trội, tòa tháp cũng là ngọn hải đăng hướng dẫn tàu bè vào cảng Teluk Intan. Sau khi Malaysia giành độc lập năm 1957, tòa tháp trở thành di tích quốc gia và không còn lưu trữ nước như trước nữa. Ngày nay, sau rất nhiều năm, chiếc đồng hồ vẫn đổ chuông sau 15 phút.

Tòa tháp nghiêng hiện là một biểu tượng của Teluk Intan, càng trở nên hấp dẫn hơn vì dáng nghiêng nghiêng, trở thành một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng. 

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vietnamnet.vn/chuyen-la/can-canh-thap-nghieng-pisa-tram-tuoi-o-malaysia-281390.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY