Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cẩn trọng khi chăm sóc trẻ khi thời tiết nắng nóng

Thời tiết nắng nóng bạn cần chú ý chăm sóc trẻ đúng cách để không bị các bệnh về đường hô hấp.

Nhiều phụ huynh chăm sóc trẻ mùa hè sai cách

Cẩn thận khi dùng điều hòa cho trẻ ngày nắng. Nguồn ảnh: Internet

Đưa con tới phòng khám chuyên Tai mũi họng, chị Nhi ở Hoàng Mai - Hà Nội lo lắng khi con bị sốt, ho và sổ mũi cả tuần không khỏi. Chị đã tự mua thuốc ở hiệu thuốc cũng như dùng các bài thuốc được bà nội chỉ nhưng đều không hiệu quả.

Sau khi được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn cách chăm sóc, con cháu bé đã nhanh chóng khỏi bệnh. Chị Nhi cũng không ngờ cách phòng bệnh tai mũi họng cho con cũng thật đơn giản.

Chia sẻ về trường hợp của cháu bé, PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An – Nguyên trưởng khoa Tai mũi họng trẻ em của Bệnh viện Tai mũi họng TW hiện đang là giám đốc Bệnh viện An Việt cho biết việc mẹ tự ý điều trị thuốc là không nên.

Vào những ngày hè nóng bức và nhu cầu sử dụng điều hòa tăng cao, trẻ rất dễ bị các bệnh về đường hô hấp trên. Nhiều trẻ bị viêm họng, viêm amidan... kéo dài dẫn tới mãn tính và nhiều biến chứng.

PGS Hoài An cho biết, vào mùa hè khi trời nóng nực nhiều bố mẹ lạm dụng điều hòa bất kể ngày lẫn đêm. Nhiều người còn để nhiệt độ rất thấp, chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời lớn. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị sốc nhiệt.

Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa An Việt, Hà Nội mùa hè số bệnh nhân đặc biệt là trẻ nhỏ đến khám vì các bệnh lý tai mũi họng tăng lên đặc biệt đó là tình trạng đau, viêm họng do nằm điều hòa không đúng.

PGS An nhấn mạnh khi dùng điều hòa cần biết cách kiểm soát nhiệt độ phòng có thể để nhiệt độ phòng từ 26 đến 28 độ C. Nhà có trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chỉ cần duy trì nhiệt độ 28 độ C. Ngưỡng nhiệt độ này được coi là phù hợp với hệ thống biểu mô của niêm mạc đường hô hấp.

Ngoài việc sử dụng điều hòa sao cho đúng, bác sĩ An cũng cho biết nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Có thể súc họng nước muối trước khi đi ngủ, sáng để làm sạch họng, làm dịu cổ họng. Khi đi ngủ có thể dùng khăn mỏng che kín mặt để giảm gió từ điều hòa phả thẳng vào người. Không nên để điều hòa hết đêm mà nên hẹn giờ điều hòa.

Để giảm tình trạng khô họng, có thể sử dụng thêm một chậu nước trong phòng để giảm tình trạng không khí trong phòng khô hanh.

Không để nhiệt độ điều hòa chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời khiến trẻ dễ bị sốc nhiệt, tổn thương hệ hô hấp.

Cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng cho trẻ, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn đặc biệt là đủ nước, rau xanh, hoa quả... cũng như hạn chế các sản phẩm như kem, nước lạnh, các sản phẩm dễ gây tổn thương cho trẻ...

Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa An Việt, Hà Nội mùa hè số bệnh nhân đặc biệt là trẻ nhỏ đến khám vì các bệnh lý tai mũi họng tăng lên đặc biệt đó là tình trạng đau, viêm họng do nằm điều hòa không đúng. Nguồn ảnh: BVAV

PGS. Hoài An cho biết khi bị đau họng thông thường bệnh sẽ khỏi sau vài ngày. Nếu quá 1 tuần không khỏi người bệnh nên đến khám tại các chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị sớm, tránh đau họng chuyển sang mãn tính.

Điều mẹ cần tránh cho bé khi thời tiết nóng

Cho bé chơi lâu ngoài nắng hoặc di chuyển lâu ngoài nắng, tới chỗ tập trung đông người. Không để máy điều hòa ở nhiệt độ quá lạnh hoặc quạt gió quá mạnh thẳng vào người trong khi nhiệt độ bên ngoài quá nóng.

Tắm quá nhiều lần trong ngày, tắm quá lâu, nhất là khi cho bé tắm bể bơi, tắm biển, sông,...

Mặc quần áo cho bé ngay sau khi tắm, lúc da chưa khô hẳn, vì khi da bị ẩm ướt sẽ dễ bị hăm da, nhất là các vùng nếp gấp da như cổ, bẹn, khuỷu, nách... Thoa phấn rôm khi da còn ướt hoặc khi bé đổ nhiều mồ hôi, vì phấn gặp nước sẽ bị vón lại, lấp kín lỗ chân lông làm cản trở tiết mồ hôi.

Cho bé uống các loại nước ngọt có ga, ăn những thức ăn vặt không có giá trị dinh dưỡng.

Theo tieudung.vn

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/can-trong-khi-cham-soc-tre-khi-thoi-tiet-nang-nong-64212.html

Theo tieudung.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/can-trong-khi-cham-soc-tre-khi-thoi-tiet-nang-nong/20220610055651403)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tôi bị bệnh tim mạch, nghe nói người bị bệnh này phải cảnh giác khi thời tiết thay đổi nhất là tháng 3 khi có mưa rào.
  • Tôi 40 tuổi, sức khỏe bình thường, làm văn phòng. Gần đây, khi thời tiết bắt đầu lạnh, tôi rất hay bị đau nhức chân tay, mình mẩy. Bệnh làm tôi rất khó chịu, nhiều khi mất ngủ.
  • Thời tiết chuyển mùa, viêm xoang rất dễ mắc phải và rất hay tái phát. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và có thể bị viêm xoang cấp tính hoặc mạn tính.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Những thay đổi về thời tiết từ nóng sang lạnh và ngược lại; thay đổi hướng gió, gặp mưa... là cơ hội cho những bệnh dị ứng phát triển, đặc biệt là ở những người có cơ địa dị ứng.
  • Thời tiết đang chuyển mùa cộng với những biến đổi khắc nghiệt của khí hậu làm bệnh mề đay xuất hiện ngày càng nhiều hơn.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY