Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Cẩn trọng với những bệnh do thực phẩm dịp tết

Vào dịp cận tết, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao dẫn đến việc sản xuất kinh doanh thực phẩm cũng tăng theo. Việc lựa chọn, bảo quản không tốt, chất lượng thực phẩm kém... gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.

Vào dịp cận tết, nhu cầu tiêu thụ tăng cao dẫn đến việc sản xuất kinh doanh cũng tăng theo. Việc lựa chọn, bảo quản không tốt, chất lượng kém... gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.

Cách nhận biết bệnh do thực phẩm

Khi dùng không an toàn sẽ gây ra một số triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, đe dọa tính mạng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, sốt, yếu cơ, suy hô hấp, nhiễm trùng máu... có thể dẫn đến Tu vong.

Các triệu chứng của bệnh do (ngộ độc thực phẩm) thường xuất hiện từ 12 đến 72 giờ sau khi ăn bị ô nhiễm, nhưng nó cũng có thể xảy ra từ 30 phút đến 4 tuần sau đó. Nếu bạn nghi ngờ rằng mình có thể bị bệnh do thực phẩm, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc tới bệnh viện để được chăm sóc kịp thời, thích hợp...

Các loại thực phẩn cần được làm sạch.

Đối tượng nào dễ bị tổn thương?

Trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch... là những đối tượng nguy cơ cao dễ bị ngộ độc thực phẩm. Những người dễ bị tổn thương này không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm gây ra, mà còn có nhiều khả năng mắc bệnh lâu hơn, phải nhập viện, thậm chí Tu vong. Cụ thể:

Phụ nữ mang thai: Những thay đổi trong khi mang thai làm thay đổi hệ miễn dịch của người mẹ, khiến phụ nữ mang thai dễ bị bệnh do thực phẩm hơn. Vi khuẩn có hại cũng có thể qua nhau thai và lây nhiễm sang thai nhi có hệ miễn dịch kém phát triển. Bệnh do thực phẩm trong khi mang thai là nghiêm trọng và có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non, ch*t lưu hoặc Tu vong của em bé sơ sinh.

Trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ có nhiều rủi ro bị bệnh do thực phẩm hơn vì hệ miễn dịch của chúng vẫn đang phát triển.

Người cao tuổi: Khi tuổi cao, hệ thống miễn dịch suy giảm và các cơ quan trở nên chậm chạp trong việc nhận biết và loại bỏ vi khuẩn có hại cho cơ thể và các tác nhân gây bệnh khác. Người cao tuổi thường mắc bệnh mạn tính, dùng nhiều Thu*c... cũng làm suy yếu hệ miễn dịch... nên dễ mắc bệnh.

Người suy giảm miễn dịch (do bệnh, do miễn dịch giảm...): Hệ thống miễn dịch là phản ứng tự nhiên của cơ thể để phản ứng chống lại tác nhân gây hại. Ở những người khỏe mạnh, một hệ thống miễn dịch hoạt động đúng cách dễ dàng chống lại các tác nhân này. Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch của những người bệnh ghép tạng, người nhiễm HIV/AIDS, ung thư... thường bị suy yếu do quá trình bệnh hoặc/ và các tác dụng phụ của một số phương pháp điều trị, khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh, trong đó có bệnh do thực phẩm gây ra.

Người bệnh đái tháo đường: Đối với người đái tháo đường, vấn đề an toàn thực phẩm càng đặc biệt quan trọng. Ngoài hệ miễn dịch suy giảm thì ở người bệnh này các tế bào tạo ra axit dạ dày và các dây thần kinh giúp dạ dày và đường ruột di chuyển thức ăn bị tổn thương, nên làm chậm nhu động ruột, khiến thức ăn bị lưu cữu trong đường tiêu hóa lâu hơn. Điều này khiến cho vi khuẩn có hại và các tác nhân gây bệnh khác có cơ hội phát triển, sinh sôi trong đường ruột, khiến ngộ độc nặng hơn. Thận (cơ quan bài tiết) cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở người đái tháo đường, có thể hoạt động kém hiệu quả, không đào thải được các độc tố, vi khuẩn gây hại. Hơn nữa, những người mắc bệnh đái tháo đường khi bị nôn mửa và tiêu chảy có thể làm cho đường huyết không ổn định... Đó là những lý do khiến người đái tháo đường nếu bị ngộ độc thực phẩm sẽ nặng nề hơn, phải nhập viện, thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời, thích hợp...

Làm cách nào để phòng tránh?

Để phòng tránh các bệnh do thực phẩm, nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm trên, không nên ăn: thịt hoặc gia cầm sống hoặc nấu chưa chín; cá sống, hải sản nấu chín một phần (như tôm và cua) và hải sản xông khói đông lạnh; sò ốc sống (bao gồm hàu, trai và sò điệp); sữa và sữa tươi chưa được tiệt trùng; trứng sống hoặc trứng chưa nấu chín hoặc thức ăn có trứng sống hoặc chưa nấu chín...; rau quả tươi chưa rửa, bao gồm rau diếp/xà lách; nước ép trái cây hoặc rau quả không tiệt trùng; xúc xích, thịt nguội, sản phẩm gia cầm và cá hun khói...

Trong chế biến thực phẩm cần thực hiện tốt 4 nguyên tắc sau:

Làm sạch: Vi khuẩn có thể lây lan từ tay, thớt và các dụng cụ chế biến... vào thức ăn, gây bệnh. Vì vậy cần:

Rửa tay bằng xà phòng: Trước và sau khi xử lý thực phẩm, chế biến thức ăn cần rửa tay bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây.

Làm sạch mặt bếp: Nên dùng khăn giấy để làm sạch bề mặt bếp. Nếu sử dụng khăn vải cần phải giặt khăn này thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.

Làm sạch các dụng cụ chế biến (thớt, đĩa...): Các dụng cụ chế biến cần được rửa sạch bằng dung dịch vệ sinh thích hợp.

Rửa sạch trái cây và rau quả dưới vòi nước.

Với sản phẩm đóng hộp, hãy nhớ lau sạch nắp trước khi mở.

Riêng biệt: Nhiễm chéo xảy ra khi vi khuẩn lây lan từ sản phẩm thực phẩm này sang sản phẩm thực phẩm khác. Điều này xảy ra phổ biến khi để thịt sống, gia cầm, hải sản và trứng trong tủ lạnh cùng với thức uống và đồ ăn chín.

Để ngăn ngừa nhiễm chéo, cần để thực phẩm sống vào ngăn (hoặc túi) đựng riêng biệt với thức ăn chín trong tủ lạnh. Không dùng chung các dụng cụ chế biến thức ăn chín với thức ăn sống.

Nấu chín: Thức ăn cần được nấu chín đến nhiệt độ an toàn.

Làm lạnh: Nhiệt độ lạnh làm chậm sự phát triển của vi khuẩn có hại. Giữ nhiệt độ tủ lạnh không đổi từ dưới 5 o C trở xuống là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm gây ra. Sử dụng nhiệt kế của thiết bị để đảm bảo nhiệt độ của thiết bị điều nhiệt thường xuyên là dưới 5 o C và nhiệt độ tủ đông 0 o C hoặc thấp hơn.

Để làm lạnh thực phẩm đúng cách, cần làm lạnh hoặc đóng băng thịt, gia cầm, trứng, hải sản và các loại dễ hỏng khác trong vòng 2 giờ sau khi nấu hoặc mua. Làm lạnh trong vòng 1 giờ nếu nhiệt độ bên ngoài cao hơn 32oC.

Theo BS. Lê Xuân Bách/SK&ĐS

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo hà tĩnh (https://baohatinh.vn/me-be/can-trong-voi-nhung-benh-do-thuc-pham-dip-tet/185020.htm)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY