Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Căng thẳng có phải là nguyên nhân gây ra bệnh Crohn?

(MangYTe) - Nhiều nghiên cứu cho thấy căng thẳng cản trở khả năng của cơ thể chống lại vi khuẩn đường ruột có hại và gây ra bệnh viêm nhiễm, là tác nhân của bệnh Crohn.

Bệnh Crohn là bệnh viêm đường ruột với các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nghiêm trọng, mệt mỏi, giảm cân và suy dinh dưỡng.

Tình trạng viêm do bệnh crohn gây ra thường lan sâu vào các lớp mô ruột dẫn tới vừa đau đớn và vừa suy nhược, và đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng.

Viêm đường ruột là một dấu hiểu của bệnh Crohn. Ảnh minh họa

Khi bệnh ở thể nhẹ có các triệu chứng điển hình như sau: tiêu chảy, sốt, mệt mỏi, đau bụng và chuột rút, có máu trong phân do có bệnh crohn đại tràng, loét miệng, giảm thèm ăn và giảm cân, đau gần hoặc xung quanh hậu môn.

Những người bị bệnh crohn nặng sẽ có một số triệu chứng khác như: viêm da, mắt và khớp, viêm gan hoặc viêm đường ống mật, trẻ chậm lớn hoặc chậm phát triển các đặc tính sinh d*c ở tuổi dậy thì.

Một nghiên cứu cho thấy tâm lý căng thẳng có thể gây ra bệnh crohn do nó cản trở khả năng của cơ thể chống lại vi khuẩn đường ruột có hại như e. coli.

Bệnh Crohn về lâu dài có thể gây viêm, loét đường tiêu hóa của cơ thể - thường xảy ra ở ruột non hoặc ruột già.

Đây là một tình trạng suy nhược đường ruột ảnh hưởng đến khoảng 115.000 người ở Vương quốc Anh và gần 3 triệu người trên toàn cầu.

Thí nghiệm trên chuột, các nhà nghiên cứu từ đại học mcmaster ở ontario canada phát hiện ra rằng căng thẳng có thể ngăn chặn hệ thống miễn dịch vốn có của loài gặm nhấm.

Điều này khiến chúng dễ bị tổn thương bởi các loại vi khuẩn xâm nhập như Enterobacteriaceae, đặc biệt là E. coli.

Nhà hóa sinh Brian Coombes của Đại học McMaster cho biết: 'Căng thẳng tâm lý cản trở khả năng cơ thể chống lại vi khuẩn đường ruột.

Ông giải thích: 'Khả năng miễn dịch bẩm sinh được thiết kế để bảo vệ chúng ta khỏi những vi khuẩn không thuộc về đường ruột, chẳng hạn như vi khuẩn có hại.

'Khi hệ thống miễn dịch bẩm sinh của chúng ta hoạt động bình thường, nó ngăn vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể chúng ta, nhưng khi nó bị phá vỡ, nó sẽ để cho mầm bệnh đến những vị trí mà chúng bình thường không thể và gây bệnh.'

Nhóm nghiên cứu giải thích, chìa khóa cho khả năng miễn dịch bẩm sinh của cơ thể là sự hoạt động chính xác và duy trì lớp màng bảo vệ tế bào biểu mô của ruột.

Hàng rào này dựa vào các tín hiệu phân tử từ các tế bào miễn dịch để tiết ra chất nhờn, sửa chữa thành tế bào và ngăn chặn các vi khuẩn có hại.

Khi hệ thống miễn dịch bẩm sinh bị ức chế - chẳng hạn như do kích thích tố căng thẳng - thành tế bào biểu mô có thể bị phá vỡ, cho phép các vi khuẩn như e. coli xâm nhập đường ruột và gây bùng phát bệnh crohn.

Các triệu chứng của tình trạng viêm được biết là bao gồm đau bụng, có máu và chất nhầy trong phân, tiêu chảy, mệt mỏi và sụt cân.

Trong các thí nghiệm của mình, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng việc ngăn chặn sản xuất hormone căng thẳng trên loài chuột có tác dụng khôi phục chức năng cho cả hệ thống miễn dịch và tế bào biểu mô.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng, mặc dù nghiên cứu của họ cuối cùng có thể mở đường cho các phương pháp điều trị mới cho bệnh Crohn, nhưng những phát hiện hiện mới chỉ ở giai đoạn tiền lâm sàng - và còn nhiều việc phải làm.

Giáo sư Coombes cho biết: “Chúng ta càng biết nhiều về những gì gây ra bệnh Crohn, thì chúng ta càng tiến gần đến các phương pháp điều trị mới và thậm chí có khả năng ngăn ngừa bệnh.

Các phát hiện đầy đủ của nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Communications.

Thu Phương (Theo Daily Mail)

Mạng Y Tế
Nguồn: VietQ (https://vietq.vn/cang-thang-co-phai-la-nguyen-nhan-gay-ra-benh-crohn-d196364.html)

Chủ đề liên quan:

bệnh crohn căng thẳng dạ dày stress

Tin cùng nội dung

  • Xin chào Mangyte, Tôi đang tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để giảm béo. Nhưng tôi không biết bệnh viện nào uy tín ở TPHCM có tiến hành loại phẫu thuật này? Tôi mong tìm được bệnh viện và bác sĩ giỏi. Xin bác sĩ vui lòng chỉ giúp dùm tôi. Cám ơn Mangyte! (Tâm - Q. Phú Nhuận)
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY