Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cảnh báo số ca mắc lao tăng mạnh do giãn cách xã hội phòng COVID-19

Theo nghiên cứu mới công bố, nếu các nước không nhanh chóng khôi phục hoạt động xét nghiệm và điều trị cho các bệnh nhân mắc lao, tình hình được dự báo sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)

Số ca mắc bệnh lao có nguy cơ tăng vọt do tác động của các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội được triển khai trên toàn cầu để phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp

Dự báo đến năm 2025, thế giới sẽ có thêm gần 1,4 triệu ca không qua khỏi do mắc căn bệnh truyền nhiễm gây Tu vong cao nhất hiện nay. Cảnh báo trên được đưa ra trong một nghiên cứu mới công bố ngày 6/5.

Các nhà nghiên cứu của tổ chức quốc tế phòng chống

[Giám đốc Bệnh viện Phổi TW: Vắcxin lao không có khả năng chặn COVID-19]

Kết quả cho thấy nếu lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội được thực hiện trong 2 tháng và các chương trình phòng chống bệnh lao nhanh chóng được nối lại, trong 5 năm tới thế giới sẽ ghi nhận thêm 1,8 triệu ca mắc bệnh lao và 340.000 ca Tu vong.

Cũng theo nghiên cứu, nếu các nước không nhanh chóng khôi phục hoạt động xét nghiệm và điều trị cho các bệnh nhân mắc lao, tình hình được dự báo sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều.

Chẳng hạn, nếu lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội kéo dài 3 tháng sau đó quá trình khôi phục hoạt động mất thêm 10 tháng, đến năm 2025, thế giới sẽ ghi nhận thêm 6 triệu ca mắc lao và 1,4 triệu bệnh nhân lao Tu vong.

Lao là

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh lao đã cướp đi sinh mạng của khoảng 1,5 triệu người, trong đó có hơn 200.000 trẻ em, trong năm 2018. Để đối phó với bệnh lao, ngành y tế thế giới trong những thập niên gần đây tập trung chủ yếu vào chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị cho càng nhiều bệnh nhân càng tốt.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu trên cho rằng các biện pháp phong tỏa cũng như nhiều biện pháp hạn chế để phòng chống COVID-19 đang ảnh hưởng đến các hệ thống kiểm soát bệnh lao.

Do các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội, các bệnh nhân khó tiếp cận các phương pháp điều trị và các nhân viên y tế khó có thể làm

Ông Nimalan Arinaminpathy, giáo sư trợ giảng tại Đại học Imperial College London cho biết mô hình nghiên cứu trên cho thấy thế giới sẽ mất một vài năm để đẩy lùi bệnh lao trở lại như mức trước thời COVID-19./.

Nguyễn Hằng (TTXVN/Vietnam+)

Dòng sự kiện:Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19

Mạng Y Tế
Nguồn: VietNamPlus (https://www.vietnamplus.vn/canh-bao-so-ca-mac-lao-tang-manh-do-gian-cach-xa-hoi-phong-covid19/638637.vnp)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể dự phòng được, gây ảnh hưởng chủ yếu ở phổi. Vi khuẩn bệnh lao lây lan từ người này sang người khác thông qua không khí khi ho hoặc hắc hơi.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.