Bệnh theo mùa hôm nay

Cảnh báo xuyên quốc gia về bệnh sởi

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trung bình mỗi giờ trôi qua trên thế giới có khoảng 14 trẻ Tu vong vì sởi và gần đây đang có chiều hướng tái trở lại.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trung bình mỗi giờ trôiqua trên thế giới có khoảng 14 trẻ Tu vong vì sởi và gần đây đang có chiều hướng tái trở lại, kể cảở các nước phát triển. Liên quan đến căn bệnh này, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ(CDC) vừa cập nhật một số thông tin mang tính thời sự, cảnh báo.

Sởi (measles hay rubeola) là bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng như sốt, phát ban,chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... thường gặp ở trẻ em và người lớn nếu hệ miễn dịch yếu. Sởi có thể pháttriển thành dịch ở khắp mọi nơi.

Trong quá khứ, dịch thường xảy ra 2 - 4 năm một lần vào mùa xuântại các đô thị đông dân, kinh tế khó khăn. Trước khi vaccin ra đời, lứa tuổi mắc bệnh phổ biến lànhóm trẻ 5 - 10 tuổi.

Bệnh sởi tuy ít gây Tu vong nhưng biến chứng lại rất khó lường như viêm taigiữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não hậu sởi, đặc biệt ở nhóm trẻsuy dinh dưỡng.

Nguyên nhân gây bệnh là do virut sởi, virus ARN thuộc chi Morbilivirus nằm trong họParamyxoviridae. Hiện nay người ta chỉ phát hiện thấy một type huyết thanh virut sởi. Trong giaiđoạn tiền triệu và một thời gian ngắn sau khi phát ban, virut sởi có thể được tìm thấy trong tiếtdịch mũi hầu, máu và nước tiểu.

Để phòng ngừa bệnh sởi, trẻ cần được tiêm đúng lịch

Sởi có mức độ lây nhiễm cao

Sởi là một trong những căn bệnh lây nhiễm cao nhất, khoảng 90% những người tiếp xúc với căn bệnhnày có thể mắc bệnh. Virut sởi có thể tồn tại trên bề mặt hoặc trong không khí tới 2 giờ. Điều nàycó nghĩa, nếu một người chưa được tiêm chủng đi qua căn phòng có người mắc bệnh vài giờ trước đóthì nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Sởi gây biến chứng trầm trọng

Trước khi ra đời vaccin sởi, quai bị và Rubella (MMR), có khoảng 3 - 4 triệu người mắc bệnh sởimỗi năm tại Mỹ, trong số này có 48.000 ca nhập viện, 4.000 ca biến chứng viêm não, từ 400 - 500 ca tửvong.

Tất cả mọi người đều phải tiêm phòng vaccin

Việc chủng ngừa vaccin sởi là cần thiết bởi dịch tễ học coi đây là "miễn dịch bầy đàn". Điều nàycó nghĩa, mọi người cần chủng ngừa vaccin để bảo vệ những người xung quanh không chủng ngừa, nhưnhóm trẻ sơ sinh do còn quá nhỏ, hệ miễn dịch không đủ mạnh, vaccin khó phát huy tác dụng. Ngưỡngchủng ngừa vaccin đối với bệnh sởi 92 - 94%.

Nhiều nơi trẻ không được tiêm phòng vaccin sởi

Theo CDC, năm 2013, hơn 60% trẻ em ở CHDC Congo, Ethiopia, Ấn Độ, Indonesia, Nigeria và Pakistankhông được tiêm phòng đầy đủ bệnh sởi. Trên 70% số ca Tu vong vì sởi trên toàn cầu đều tập trungtại các quốc gia này.

Bệnh sởi đang tái quay trở lại Mỹ

Cũng theo CDC, mặc dù bệnh sởi được xem là được thanh toán nhưng hiện đang có xu hướng "phụchưng".

Trước khi xuất hiện ở Mỹ nó đã từng xuất hiện tại các quốc gia phát triển khác như Anh vàothập niên 90 thế kỷ trước, từ năm 2008 - 2011 xuất hiện tại Pháp làm cho trên 20.000 ca mắc bệnh.WHO cho biết, chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2014 đã ghi nhận gần 56.000 trường hợp mắc sởi mới tại75 quốc gia trên quy mô toàn cầu.

Những con số giật mình về sởi

102 là con số bệnh nhân sởi đã được xác nhận tại Mỹ trong tháng Giêng năm 2015.

59 là số ca mắc bệnh sởi liên quan đến Công viên giải trí Disneyland ở miền Nam California,trong số này có 11 ca của năm 2014.

Trên 1.000 ca là con số bệnh nhân ở bang Arizona hiện đang được giám sát vì bị nghi ngờ mắcbệnh.

90% là số người không tiêm phòng bệnh sởi có nguy cơ mắc bệnh nếu tiếp xúc với virut sởi.

2 là số giờ virut sởi có thể tồn tại hoặc trong không khí hoặc trên một bề mặt. Nếu so với Ebolathì thời gian lan truyền dài hơn.

CDC cảnh báo trước năm 1963, ước tính có khoảng 3 - 4 triệu ngườiMỹ mắc bệnh sởi mỗi năm, 400 - 500 ca Tu vong, 48.000 người phải nhập viện và 4.000 người bị viêmnão, đe dọa đến bộ não.

1968 là năm vaccin ra đời và được đưa vào sử dụng thương phẩm lần đầu tiên đã làm giảm đáng kểsố ca sởi tại Mỹ. Năm 1989, khi cơ quan y tế khuyến cáo tiêm mũi vaccin sởi thứ hai, tỷ lệ mắc bệnhsởi đã giảm đi rõ rệt.

20 triệu là số ca mắc bệnh sởi trên toàn thế giới mỗi năm và khoảng 146.000 người bị tửvong.

92-94% là ngưỡng "miễn dịch bầy đàn" hoặc số lượng người cần được chủng ngừa vaccin để làm giảmmức độ lây lan hay duy trì trong tầm kiểm soát. Điều này rất ý nghĩa đối với công tác tiêm chủng mởrộng để giảm thiểu lây lan sởi trong cộng đồng.

1/10 là con số trẻ em bị bệnh sởi sẽ biến chứng mắc bệnh nhiễm trùng tai, thủ phạm gây biếnchứng làm giảm thính lực hoặc bị điếc vĩnh viễn.

1/1.000 là số lượng trẻ em mắc bệnh sởi, bị biến chứng viêm não hoặc sưng não. Biến chứng này cóthể dẫn đến bị điếc hoặc suy giảm thần kinh.

1 đến 2 trong 1.000 là con số trẻ em bị bệnh sởi Tu vong. Vì vậy, giả thiết cho rằng bệnh sởikhi còn nhỏ là vô hại hoàn toàn không có căn cứ và là một quan điểm sai lầm ch*t người.

0 là con số đến nay chưa hề có liệu pháp kháng virut nào cho bệnh sởi. Các giải pháp lâm sànghiện có chỉ mang tính tình thế, chưa phải là "viên đạn thần" trong cuộc chiến phòng ngừa, điều trịđặc hiệu bệnh sởi.

Theo Khắc Nam - Sức khỏe và Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/canh-bao-xuyen-quoc-gia-ve-benh-soi-n186520.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh sởi có khả năng phát sinh các loại biến chứng khác nhau do phong tà, hỏa độc, thực tích, đờm thấp... quá mạnh đều khiến sởi bị bế lại (vít) không mọc ra được, xuất hiện tình trạng đang mọc mà không mọc, xuất hiện chứng nghịch hoặc nguy nhiễm như sởi mọc không thấu hoặc bay đi quá nhanh...
  • Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm do virut sởi, thường hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, vào mùa xuân, sởi là bệnh rất dễ lây lan. Y học cổ truyền gọi bệnh sởi là ma chẩn hay sa tử do trẻ em bị bệnh sởi xuất hiện những nốt đỏ, hơi nổi cao, sờ vào thấy vướng tay như các hạt vừng.
  • Ở giai đoạn này, trẻ thường sốt đột ngột hoặc tăng dần, ngạt mũi, ho, mắt đỏ chảy nước, sợ ánh sáng, mệt mỏi, buồn ngủ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, có thể ăn kém, đi ngoài phân loãng. Giai đoạn sơ khởi kéo dài 3-5 ngày.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Theo Lương y Đình Thuấn, Đông y chia bệnh sởi làm 3 giai đoạn. Sau đây là một số món ăn cho trẻ bị mắc sởi tùy theo từng giai đoạn của bệnh.
  • Đông y cho rằng: Bệnh sởi là một loại ôn bệnh, dễ phát triển thành ôn dịch. Bệnh do khí hậu thay đổi trái mùa, những trẻ em có cơ địa trái với khí hậu của tự nhiên hoặc cơ thể yếu không chịu được thời tiết lúc đó thì dễ nhiễm bệnh.
  • Đông y gọi bệnh sởi là “sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát. Bệnh thuộc loại truyền nhiễm. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông xuân khi khí hậu thay đổi ở một độ ẩm nhất định thì sinh ra khí độc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi, cũng có trẻ lớn tuổi nhưng do cơ thể yếu nên cũng thường nhiễm bệnh. Chu kỳ của bệnh sởi không theo qui luật, có khi 5 năm, có khi 7 - 10 năm một chu kỳ lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng năm.
  • Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2015 đến ngày 11/2, cả nước ghi nhận 123 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 25 tỉnh, thành phố.
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY