Pháp luật hôm nay

Cảnh giác chiêu lừa mới: Nhờ bảo lãnh xin nghỉ phép rồi... “bắt đền”

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) - Công an TP Hà Nội vừa nhận được đơn trình báo của chị Kim L. (SN 1988, trú tại huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) về việc mình là nạn nhân một chiêu trò L*a đ*o mới, khá tinh vi với thủ đoạn nhờ bảo lãnh xin nghỉ phép sau đó “bắt đền”, yêu cầu nộp tiền vì người được bảo lãnh không tiếp tục làm việc.

Nhóm đối tượng người nước ngoài L*a đ*o qua mạng xã hội bị cơ quan công an điều tra làm rõ. (Ảnh minh họa)

Theo trình bày của chị L., những ngày giáp Tết Kỷ Hợi 2019, qua mạng xã hội Facebook, chị được một người đàn ông nước ngoài có tài khoản tên là “Tooj Mooj Minhf” chủ động kết bạn. Qua giao lưu trên facebook, người này giới thiệu tên là Jason Nicholas, hiện là bác sĩ phẫu thuật thần kinh, đang làm việc tại Bệnh viện Badgda Teaching Hospital (Iraq) theo hợp đồng với Liên hợp quốc (LHQ). Vị bác sĩ này cũng cho biết trước đây đã kết hôn với một phụ nữ người Việt Nam, sinh sống tại Đà Nẵng; vợ ông ta đã ch*t, giữa hai người có một con gái chung hiện đang sinh sống và học tập tại Mỹ...

Sau nhiều lần nhắn tin qua lại với nhau, chị L. tỏ ra tin tưởng vào vị bác sĩ này. Biết đã chiếm được lòng tin của chị L., vị bác sĩ đề nghị chị L. giúp đỡ, xin cho ông ta được nghỉ phép một thời gian để có điều kiện sang Việt Nam. Vị bác sĩ còn hướng dẫn nội dung bức thư chị L. phải viết gửi cho một tổ chức của LHQ theo email mà ông ta cung cấp để xin nghỉ phép cho ông này.

Trong nội dung bức thư xin phép, chị L. có cam kết bảo lãnh bằng tiền để bác sĩ Jacson Nicholas được nghỉ phép. Ngay sau đó, từ email mà chị L. gửi tới, có thư phản hồi, yêu cầu chị L. cung cấp thông tin cá nhân để giải quyết đề nghị của chị. Sau đó một ngày, cũng từ email mà chị L. giao dịch, có một bức thư gửi tới chị thông báo bác sĩ Jacson Nicholas đã không quay trở lại bệnh viện làm việc. Nội dung bức thư cho rằng, chị L. là người viết thư xin cho vị bác sĩ này được nghỉ, chị L. đã cam kết bảo lãnh thì phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Theo đó, “tổ chức” trên đã yêu cầu chị L. phải bỏ chi phí để thuê một trong 4 bác sĩ khác. Danh sách 4 bác sĩ đến từ 4 quốc gia khác nhau, với mức lương khác nhau được đưa ra để chị L. lựa chọn...

Nhận được thông tin này, do chị L. vẫn còn tin tưởng và muốn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình nên đã chọn một bác sĩ người Việt Nam với chi phí họ đưa ra gần 14 nghìn USD (tương đương khoảng hơn 325 triệu đồng Việt Nam). “Tổ chức” thuê bác sĩ Jacson Nicholas đã gửi số tài khoản để chị L. chuyển tiền vào. Tuy nhiên, nhận thấy số tài khoản mà “tổ chức” này gửi đến lại là một tài khoản cá nhân mang tên một người Việt Nam, tại ngân hàng Việt Nam nên chị L. sinh nghi. Qua tham khảo bạn bè và tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, chị L. nghi ngờ mình đã bị lừa nên quyết định không thực hiện theo yêu cầu của “tổ chức” nêu trên.

Những ngày sau đó, chị L. liên tiếp nhận được thư yêu cầu phải chuyển tiền, nếu không sẽ liên lạc với đại diện tổ chức LHQ tại Việt Nam và FBI bắt chị L. vào tù vì đã làm mất đi một bác sĩ làm việc ở Iraq không có người thay thế. Do liên tục bị làm phiền, chị L. quyết định trình báo với cơ quan công an.

Theo phòng csđt - công an tp. hà nội nhận định, chị l. đang là nạn nhân của một trò L*a đ*o mới khá tinh vi, nhưng thủ đoạn “bắt đền” lại khá kỳ quặc. trước đây, cũng đã có một số người thông qua mạng xã hội làm quen với người nước ngoài, được người nước ngoài hứa gửi bưu phẩm về, sau đó, có một nhóm người yêu cầu nạn nhân đóng phí nhận bưu phẩm để L*a đ*o. nay, với thủ đoạn “bình mới rượu cũ” này, các đối tượng tưởng sẽ đánh lừa được chị l., nhưng nhờ chị nên đã không sập bẫy L*a đ*o của bọn chúng. vụ việc này đang được phòng csđt tiến hành điều tra, xác minh. qua đây cũng là bài học cho những người sử dụng mạng xã hội.

Hiện nay, tình trạng L*a đ*o dưới hình thức công nghệ cao đang diễn ra khá phổ biến. Các đối tượng sử dụng rất nhiều thủ đoạn tinh vi để đánh lừa nạn nhân và thường xuyên thay đổi phương thức L*a đ*o. Đa số các đối tượng đều sử dụng những tài khoản ảo, tài khoản đã bị hack, sim rác để liên lạc với nạn nhân, nên gây nhiều khó khăn trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ. Bên cạnh sự vào cuộc của lực lượng chức năng, đề nghị người dân hết sức cảnh giác, không nên đặt niềm tin tuyệt đối vào những thông tin trên mạng xã hội. Cần xác minh kỹ thông tin trước khi hợp tác hoặc chuyển tiền theo những yêu cầu qua mạng.

M. Khoa

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/canh-giac-chieu-lua-moi-nho-bao-lanh-xin-nghi-phep-roi-bat-den-n153814.html)
Từ khóa: cảnh giác

Chủ đề liên quan:

cảnh giác

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY