Theo các chuyên gia, việc triển khai xã hội hóa các pttt đang được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác ds-khhgđ nhằm đa dạng hóa các phương thức đáp ứng tốt hơn cho người dân về nhu cầu dịch vụ khhgđ.
Để thực hiện đề án 818, thời gian qua, chi cục ds-khhgđ tỉnh cao bằng đã tham mưu cho các cấp, ngành chức năng đề ra các giải pháp đồng bộ, chú trọng tuyên truyền, vận động nhằm thay đổi nhận thức, hành vi của người dân trong việc chia sẻ gánh nặng ngân sách nhà nước trong chăm sóc skss từ việc sử dụng miễn phí sang tự chi trả sử dụng các pttt, chăm sóc skss phù hợp với điều kiện sức khỏe, chất lượng và an toàn của từng người. phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng truyền thông về lợi ích, hiệu quả việc thực hiện xã hội hóa pttt...
Cán bộ Trạm Y tế xã Cao Thăng (Trùng Khánh) tư vấn cho phụ nữ về các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình
Hằng năm, chi cục ds-khhgđ xây dựng kế hoạch, là đầu mối tiếp nhận các loại pttt để tiếp thị, phân bổ chỉ tiêu thực hiện cho các đơn vị. phòng dân số - truyền thông và công tác xã hội các huyện, thành phố thực hiện hướng dẫn định mức chi phí phân phối sản phẩm tiếp thị xã hội, phương thức thanh toán kinh phí và các phương án truyền thông tại địa bàn tiếp thị xã hội.
Hiện nay, tỉnh cao bằng đang cung ứng và phân phối 13 mặt hàng, trong đó, 6 mặt hàng pttt, 5 mặt hàng hàng hóa skss do các đơn vị, doanh nghiệp thuộc đề án 818 và trung tâm tư vấn cung ứng dịch vụ cung cấp.
Để xã hội hóa pttt đến được với mọi tầng lớp nhân dân, đội ngũ cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số đã tiếp thị, lồng ghép hoạt động tuyên truyền, giới thiệu pttt vào các hoạt động chăm sóc skss/khhgđ qua các buổi sinh hoạt tại khu dân cư để thay đổi nhận thức từ "bao cấp, miễn phí" sang "mua, bán", phù hợp với khả năng chi trả và điều kiện của người dân trên địa bàn.
Theo báo cáo của chi cục ds-khhgđ tỉnh cao bằng, đến nay, toàn tỉnh đã cung ứng 61.298 bao cao su; 21.239 vỉ viên uống Tr*nh th*i; 4.262 dụng cụ tử cung ideal và 7.862 hàng hóa skss. trong đó, huyện hòa an là địa phương triển khai thành công các nội dung của đề án 818. từ năm 2016 đến nay, phòng dân số - truyền thông và công tác xã hội huyện đều đạt 100% kế hoạch được giao.
Bà đoàn thị minh, trưởng phòng dân số - truyền thông và công tác xã hội huyện hòa an cho biết: để có kết quả này là nhờ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là sự đóng góp của đội ngũ cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số. họ tích cực "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để lồng ghép hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm tiếp thị xã hội pttt vào hoạt động chăm sóc skss/khhgđ qua các buổi sinh hoạt tại khu dân cư.
Bên cạnh đó, phối hợp với các hội đoàn thể tổ chức hội nghị tư vấn, giới thiệu về đề án; thực hiện công tác truyền thông, quảng cáo, triển khai tiếp thị các pttt; tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của huyện, xã; treo băng rôn, cấp phát tài liệu tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông.
Đội ngũ cộng tác viên dân số khảo sát, thống kê, lập danh sách và phân loại đối tượng để trực tiếp giới thiệu, tuyên truyền, vận động, tư vấn và cung cấp các sản phẩm tiếp thị xã hội các pttt cho đối tượng có nhu cầu sử dụng. theo thống kê của phòng dân số - truyền thông và công tác xã hội huyện, đến nay, toàn huyện có hơn 2.000 người sử dụng các biện pháp Tr*nh th*i hiện đại.
Có thể nói, đề án 818 đã góp phần đáp ứng nhu cầu và nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn tỉnh cao bằng trong việc sử dụng các pttt, dịch vụ khhgđ/skss từ miễn phí sang tự chi trả.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, theo lãnh đạo chi cục ds-khhgđ tỉnh cao bằng, việc tiếp thị xã hội các pttt trên địa bàn tỉnh vẫn còn hạn chế, sản phẩm chưa có sự đa dạng để người dân lựa chọn, nguồn cung cấp chưa được liên tục, có những giai đoạn bị ngắt quãng nên việc tuyên truyền, tư vấn cho người dân còn gặp một số khó khăn.
Mặt khác, giá bán lẻ các mặt hàng xã hội hóa các pttt còn khá cao; công tác truyền thông, quảng bá rộng rãi trên thị trường chưa nhiều nên người tiêu dùng chưa biết đến và còn e ngại khi sử dụng sản phẩm. bên cạnh đó, các kênh phân phối chương trình tiếp thị xã hội còn nhiều hạn chế, hiện nay kênh phân phối chủ yếu do đội ngũ cộng tác viên dân số làm đầu mối...
Năm 2020 là năm cuối thực hiện đề án 818 giai đoạn 2016 - 2020, để hoàn thành các mục tiêu của đề án, chi cục ds-khhgđ triển khai các hoạt động đẩy mạnh truyền thông, vận động thay đổi hành vi; hỗ trợ trang thiết bị y tế phục vụ dịch vụ khhgđ; tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham gia xã hội hóa cung cấp dịch vụ khhgđ/skss và cung ứng pttt; tư vấn, truyền thông trực tiếp cho đối tượng; kiểm tra, giám sát đề án.
Tin liên quan
Chủ đề liên quan:
cao bằng cung ứng dân số Đẩy mạnh Đề án 818 hàng hóa PHƯƠNG phương tiện phương tiện tránh thai sinh sản sức khỏe sức khỏe sinh sản tránh thai xã hội xã hội hóa Xã hội hóa phương tiện tránh thai