Video thai nhi trong bụng mẹ hôm nay

Cấp cứu thai nhi bị dây rốn quấn cổ 4 vòng

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa cấp cứu thành công trường hợp hiếm gặp suy thai cấp do dây rốn quấn cổ 4 vòng

Theo thông tin từ BS CK2 Phạm Thanh Phong - Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, sản phụ T.T.M.D (28 tuổi, ngụ quận Cái Răng, TP Cần Thơ) nhập viện vào sáng 7/4 với lý do thai 41 tuần 3 ngày.

Sau một thời gian theo dõi chuyển dạ, ghi nhận monitor nhịp tim của thai nhi giảm rất sâu trên biểu đồ nhịp tim thai cùng với khai thác bệnh sử, khám thai phát hiện: thai cử động trong thai kỳ nhiều và mạnh hơn bình thường, siêu âm có dây rốn quấn cổ nhiều vòng vào tuần cuối thai kỳ. Sản phụ có chỉ định mổ lấy thai cấp cứu vì suy thai cấp.

Ê kíp phẫu thuật do TS. BS Lâm Đức Tâm - Khoa Sản Bệnh viện đã phẫu thuật thành công trong 15 phút đưa cháu bé trai ra ngoài. Trong quá trình phẫu thuật, kiểm tra nhận thấy bé có dây rốn 4 vòng quấn chặt vào cổ của bé, sau mổ bé hồng hào khóc tốt, cân nặng 3.400 gram. Tiếp tục kiểm tra dây rốn nhận thấy dây rốn dài 80cm (bình thường là 30 - 60cm). Hiện tại, sức khỏe của mẹ và bé đều ổn.

Theo TS Lâm Đức Tâm: Tần suất dây rốn quấn cổ tăng theo tuổi thai. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, tỉ lệ khoảng 15- 34% với 90% trường hợp là quấn 1 vòng. Dây rốn quấn cổ đơn vòng phổ biến hơn dây rốn quấn nhiều vòng (11 - 28% quấn 1 vòng so với 2 - 7% nhiều vòng).

Trong một nghiên cứu hồi cứu tỉ lệ dây rốn quấn cổ 1 vòng, 2 vòng, 3 vòng, 4 vòng là: 10,6%; 2,5%, 0,5% và 0,1%. Tuổi của người mẹ, dân tộc, và số lần đẻ không ảnh hưởng đến tỉ lệ này. Có thể chẩn đoán trước sanh dựa vào siêu âm với độ nhạy chẩn đoán dây rốn quấn cổ 70% siêu âm trắng đen và 83 - 97% siêu âm Doppler màu.

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/cap-cuu-thai-nhi-bi-day-ron-quan-co-4-vong-20200409155548070.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Chồng tôi mới đi ăn đám cưới về, bị đau bụng. Anh đã đến phòng khám gần nhà lấy Thu*c uống rồi, có đỡ một chút nhưng chưa hết, chắc ngày mai phải vô bệnh viện kiểm tra lại. Tôi tính đưa anh đến BV Cấp cứu Trưng Vương, như vậy phải đem theo bao nhiêu tiền? Chồng tôi có BHYT. Cảm ơn Mangyte! (Bích Trâm – TPHCM)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Chăm sóc trước sinh rất quan trọng. Việc này giúp đảm bảo cho bạn và em bé có được sự khỏe mạnh tốt nhất có thể, vì vậy, hãy làm theo một số hướng dẫn đơn giản và đi khám thai đều đặn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY