Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cậu bé bị sâu cả hàm răng, dị vật bịt kín khoang mũi phải thở bằng miệng, bác sĩ cảnh báo thói quen sai lầm của cha mẹ

Bác sĩ Ngô nhận thấy trong lúc hội chẩn, bệnh nhi chỉ thở bằng đường miệng.

Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan, khoa tai mũi họng, bệnh viện MOHW Nantou Hospital, chia sẻ về trường hợp một bệnh nhi nam (12 tuổi) sống tại Đài Loan.

Cậu bé có răng sâu cả hàm, dị vật bịt kín khoang mũi phải thở bằng miệng, bác sĩ cảnh báo thói quen khôn lường - Ảnh 1.

Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan, khoa tai mũi họng, bệnh viện MOHW Nantou Hospital

Bệnh nhi đến khám trong tình trạng cằm phải sưng đau kéo dài 2 ngày. trong lúc hội chẩn, bác sĩ ngô phát hiện hàm bên phải của bệnh nhi sưng tấy rõ ràng, cả hàm đều là răng sâu và có mủ chảy ra từ nướu sưng đỏ, kết luận ban đầu là do bệnh nhi vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ dẫn đến tình trạng viêm mô tế bào nặng kết hợp với áp xe.

Sau một tuần điều trị kết hợp với Thu*c kháng sinh, bệnh nhi tái khám và tình trạng sưng đau ở vùng cằm đã cải thiện. tuy nhiên, bác sĩ ngô nhận thấy trong lúc hội chẩn, bệnh nhi chỉ thở bằng đường miệng, khi kiểm tra khoang mũi của bệnh nhi phát hiện có 2 khối thịt hồng gây tắc nghẽn khoang mũi.

Cậu bé có răng sâu cả hàm, dị vật bịt kín khoang mũi phải thở bằng miệng, bác sĩ cảnh báo thói quen khôn lường - Ảnh 2.

Khi kiểm tra khoang mũi của bệnh nhi phát hiện có 2 khối thịt hồng gây tắc nghẽn khoang mũi.

Sau khi hỏi thăm tình trạng trước đây của bệnh nhi, bác sĩ ngô được biết cậu bé bị viêm mũi dị ứng trong thời gian dài, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa thì tình trạng trở nên nghiêm trọng. nhận thấy con bị viêm mũi dị ứng, phụ huynh đã tự ý đến tiệm Thu*c mua Thu*c co mạch mũi dạng xịt và tình trạng của cậu bé có cải thiện. tuy nhiên, sau nhiều năm sử dụng, bệnh nhi xuất hiện dấu hiệu nhờn Thu*c, tình trạng niêm mạc mũi đàn hồi kém và sưng tấy, khoang mũi bị tắc nghẽn hoàn toàn, chỉ có thể thở bằng miệng.

Bác sĩ ngô chỉ ra, ban đầu nước bọt được tiết ra để bảo vệ răng miệng và trung hòa axit khi vi khuẩn phân giải thức ăn. tuy nhiên, tình trạng ngạt mũi và thở bằng miệng trong thời gian dài dẫn đến hệ lụy là lượng nước bọt không đủ, lâu dần axit trong khoang miệng ăn mòn răng và gây sâu răng cả hàm của bệnh nhi, thủ phạm được xác định là do lạm dụng Thu*c co mạch mũi điều trị viêm mũi trong thời gian dài.

Bệnh nhi đã được khuyên ngừng sử dụng Thu*c co mạch mũi, tiến hành phẫu thuật và tình trạng hô hấp đã cải thiện hoàn toàn, hiện nay bệnh nhi đang được điều trị vấn đề sâu răng. bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên lạm dụng Thu*c co mạch mũi và không sử dụng kéo dài hơn 7 ngày, nếu không sẽ gây ra tình trạng niêm mạc mũi phù nề và ngạt mũi nghiêm trọng.

Bác sĩ nhắc nhở, ngạt mũi không chỉ ảnh hưởng chất lượng cuộc sống mà còn tác động đến chức năng bảo vệ S*nh l* của khoang mũi, một loại Thu*c co mạch mũi có thể cải thiện triệu chứng hiệu quả, nhưng người bệnh không nên sử dụng lâu dài hoặc tự ý tăng giảm liều lượng. bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để không ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị hay thậm chí gây ra phản tác dụng.

theo các bác sĩ chuyên khoa, việc sử dụng Thu*c co mạch mũi dài ngày được các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo là không nên và khi dùng Thu*c thì không được dùng quá 7 ngày. nguyên nhân là bởi:

Nếu lạm dụng Thu*c co mạch mũi dễ gây hiện tượng nhờn Thu*c, Thu*c không có hiệu quả nữa, thậm chí còn gây hiện tượng tác dụng ngược, nghĩa là gây nghẹt mũi trở lại, làm viêm mạn tính niêm mạc mũi, dẫn đến việc rất khó chữa trị.

Ngoài việc có tác dụng tại chỗ, Thu*c còn thấm qua niêm mạc vào máu gây tác dụng toàn thân, vì vậy tuyệt đối không nên dùng liều cao dài ngày.

Nếu dùng Thu*c lâu ngày, tình trạng sung huyết mũi có thể nặng hơn, đường mũi trở nên hẹp hơn và bạn buộc phải dùng Thu*c nhiều hơn và dùng Thu*c liều cao hơn vì không dùng Thu*c không chịu được.

Tình trạng dùng Thu*c co mạch mũi lâu ngày sẽ trở thành một vòng luẩn quẩn khiến bạn phải dùng Thu*c nhiều lần, dẫn đến hình thành nhiều mô sẹo trong niêm mạc mũi và viêm mũi do dùng Thu*c.

Do vậy, sau thời gian dùng Thu*c co mạch mũi được bác sĩ khuyến cáo mà bạn còn tình trạng ngạt mũi thì không nên tiếp tục sử dụng Thu*c, mà thay vào đó bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng nước muối S*nh l* để rửa mũi trước khi có chỉ định điều trị phù hợp của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng đối với tình trạng của bạn.

Theo Ettoday

Cậu bé bị sâu răng cả hàm, dị vật bịt kín khoang mũi phải thở bằng miệng, bác sĩ cảnh báo thói quen sai lầm của cha mẹ - Ảnh 3.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/cau-be-bi-sau-ca-ham-rang-di-vat-bit-kin-khoang-mui-phai-tho-bang-mieng-bac-si-canh-bao-thoi-quen-sai-lam-cua-cha-me-202012310118114.chn)

Tin cùng nội dung

  • BS Phan Văn Hoàng, khoa cấp cứu BV Bình Dân (TPHCM) cho biết: Cuối tuần qua, khoa đã xử lý một trường hợp bị sỏi kẹt niệu đạo bằng cách cho bệnh nhân tiểu ra sỏi.
  • Sỏi thận được hình thành do sự rối loạn ngăn chặn các chất khoáng trong nước tiểu làm các tinh thể lắng đọng trong thận, gặp một số điều kiện thuận lợi dần dần tạo thành sỏi.
  • Ngoài việc tiếp xúc với hóa chất độc hại, ăn uống thất thường, thưởng thức đồ nóng, ăn không tập trung… là thói quen gây ung thư dạ dày.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Có một điều thú vị cha mẹ nên biết, tuổi lên 2 chính là “tuổi nói không” ở trẻ và nếu biết cách sẽ không những khắc phục được sự ương bướng ở con mà còn là cơ hội rất tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY