Nhịp cầu nhân ái hôm nay

Cậu bé đoạt Huy chương vàng bị bố mẹ bỏ rơi, bà nội lòng đau như dao cắt viết đơn xin cháu thôi học

(MangYTe) - Đằng sau tấm Huy chương vàng Hội khoẻ Phù đổng mà Tuấn Anh vừa giành được là cả một cuộc sống cơ cực của cậu bé. Tuấn Anh bị bố mẹ bỏ rơi từ khi còn chưa cai sữa, em cùng chị lớn lên trong sự yêu thương của bà nội. Hoàn cảnh nghèo khó, giờ bà nội phải viết đơn xin cho em nghỉ học mà lòng bà đau như dao cắt.

Cậu bé đáng thương ấy là Nguyễn Tuấn Anh, học sinh lớp 6 trường THCS xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, Bắc Giang mà chúng tôi đã về thăm sau khi được lắng nghe câu chuyện về em. Cô giáo chủ nhiệm Giáp Thị Thắng không khỏi xúc động cho biết, vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, mẹ bỏ đi đã lâu, bố cũng "bặt vô âm tín" nên bà nội của em buộc phải đến nhà trường xin cho cháu phải nghỉ học.

“Bà làm đơn đến trường xin cho cháu nghỉ học khiến chúng tôi vô cùng xót xa. Khi nhận thông tin, tôi cùng các cô trong Ban giám hiệu nhà trường đã xuống tận nhà để động viên bà cho cháu đi học trở lại, đồng thời nhà trường cũng miễn giảm tối đa các loại tiền cho em”.

Cùng trong tâm trạng nơm nớp lo như các thầy cô ở trường, chúng tôi ngay lập tức trở về thăm 2 bà cháu tại căn nhà nhỏ tuềnh toàng và xác xơ ở cuối thôn Kép Thượng, xã Lam Cốt khi bà cũng vừa tan phiên chợ và đang cắp chiếc mẹt trở về. Gương mặt mệt mỏi với chiếc áo đã ướt đẫm mồ hôi, bà ngồi thụp xuống hiên, đôi mắt khe khẽ nhắm, xót xa kể chuyện:

“Giờ chỉ còn tôi với 2 cháu thôi. Đứa lớn đang học lớp 8 thì cháu được đón đi học năng khiếu ở trung tâm thể thao tỉnh Bắc Ninh, còn thằng bé Tuấn Anh đang ở nhà với bà. Mẹ nó bỏ đi từ ngày cháu còn chưa cai sữa, bố nó cũng bảo đi làm ăn nhưng bặt vô âm tín”.

Tình cảnh bất đắc dĩ, buộc bà phải vừa làm cha, àm mẹ cho cả hai chị em Kim Huệ và Tuấn Anh. Bà nhớ những ngày đầu còn bế cháu đi khắp làng để xin sữa, vội vã chân nọ đá chân kia khiến bà ngã, cháu ngã… giờ các cháu đã lớn hơn, nhưng những tháng ngày cơ cực vẫn còn đó.

Cuộc sống cơ cực như đến con đường cùng, vì thế cách đây không lâu bà buộc phải làm đơn xin cho cháu thôi học. Nhắc lại chuyện này, bà lại khóc: “Cực chẳng đã tôi mới phải làm vậy thôi. Thằng bé nó ngoan, nó cũng chăm học lắm, nhưng tôi thì không lo được cho cháu”.

Chúng tôi nhìn quanh một vòng trong ngôi nhà nhỏ. Mọi vật dụng đều tuềnh toàng, cũ hỏng. Phía trên mái ngói do bị dột và thủng nhiều chỗ nên bà phải vá chằng, vá đụp từng mảng miếng ni lông màu xanh căng lên để tránh mưa, rét. Bà bảo những tấm ni lông ấy cũng đã trải qua mấy mùa rồi, giờ đã mủn ra nhưng bà chưa có tiền thay cái mới nên vẫn cố dùng tạm vậy.

Bé Tuấn Anh thấy có người lạ đến chơi, nên cứ ở mãi trong bếp không ra ngoài. Gương mặt lấm lem, em cứ cúi gằm mặt xuống để tránh mọi người nhìn thấy. Biết cháu ngại không ra nên chúng tôi phải vào tận trong bếp để có thể trò chuyện được với em. Nhìn cậu bé buồn thỉu trong bộ quần áo đã cũ sờn và “cộc tớn”.

Cậu bé bảo: “Con chỉ muốn bố mẹ con quay về để cùng bà nuôi 2 chị em con. Con thương bà lắm vì bà khổ khi phải làm việc nhiều để nuôi chúng con”.

Ước mơ của em khiến chúng tôi đều nghẹn lại. Em là đứa trẻ bị chính những đấng sinh thành của mình bỏ rơi nên lúc nào cũng chỉ khao khát có bố, có mẹ trong cuộc sống này. Bao năm được bà nuôi nấng, em hiểu rằng đến lúc bà không còn cáng đáng được nữa vì sức khỏe, vì tuổi già, vì những nhọc nhằn và khổ sở khi bà tự chất vấn mình là "không bảo được các con".

Lực học ở trường của Tuấn Anh rất đáng nể khi cô Thắng cho biết ngoài những thành tích trong học tập, gần đây em đi thi cùng các anh chị trong trường đã đạt Huy chương Vàng cuộc thi Hội khỏe phù đổng tỉnh Bắc Giang. Trên lớp Tuấn Anh là học trò ngoan được thầy yêu, bạn mến nên việc bà xin cho em nghỉ học khiến cả trường đều xót xa.

Trời dần về chiều, chúng tôi cũng chia tay hai bà cháu để trở về Hà Nội mang theo bao nỗi niềm của cậu bé Tuấn Anh về nỗi sợ hãi nếu “phải nghỉ học” và cả nỗi khao khát của em là bố mẹ trở về. Thương cháu nhưng bà Giang bất lực, hai hàng nước mắt lại túa ra ướt nhèm. Bà bảo chân đau lắm nhưng vẫn phải cố thôi, sớm mai khi gà còn chưa dậy bà lại đi bán bánh… kiếm đồng rau, đồng cháo nuôi Tuấn Anh.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Mã số 3565: Bà Dương Thị Giang

Địa chỉ: Thôn Kép Thượng, xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Số ĐT: 0332864568

2. Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0451000476889

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 0451370477371

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 129 0000 61096

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân trí

Số Tài khoản : 2611 000 3366 882

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.

* Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number : 2611 037 3366 886

Swift Code: BIDVVNVX261

Bank Name: Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch

Address: No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam;

Tel: (84-4)3686 9656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0721101010006

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Bao Dien tu Dan tri

Số TK: 0721101011002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206034036

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh.

Tel: 0239.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.

Tel: 0236. 3653 725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM.

Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Tel: 0292.3.733.269

Phạm Oanh

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/tam-long-nhan-ai/cau-be-doat-huy-chuong-vang-bi-bo-me-bo-roi-ba-noi-long-dau-nhu-dao-cat-viet-don-xin-chau-thoi-hoc-20191118071359266.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tương lai sẽ có những em bé được sinh ra từ một cha hai mẹ. Đây là kỹ thuật mới sử dụng ADN của 3 người trưởng thành.
  • Ngày 30/3 các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai (KP5, P.Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết các bác sĩ bệnh viện này đang chăm sóc cháu Nguyễn Minh H. bị cha mẹ bỏ rơi vì sợ khó nuôi.
  • Sự kiện nổi bật nhất của thể thao nước ta sau thất bại ở AFF Cup hẳn là việc Ánh Viên giành 18 huy chương vàng (HCV) tại Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc.
  • Vừa chào đời, bé Nguyễn Hồng Vũ đã mắc chứng ly thượng bì bọng nước bẩm sinh khiến khắp cơ thể lở loét và bị cha mẹ bỏ rơi. Câu chuyện của bé trai tội nghiệp ngay khi được đăng tải đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng.
  • Trong tiết trời lạnh giá cuối năm, vượt qua quãng đường hơn 100km từ Hà Nội về xóm Ưng, xã Phú Vinh, Tân Lạc (Hòa Bình), chúng tôi đã ghé thăm cậu bé bất hạnh bị bỏ rơi trong hang đá, bị gắn với tin đồn “ma rừng”.
  • Cậu nhỏ của các quý ông có thể lúc nào cũng trong trạng thái ỉu xìu là do 8 thủ phạm chính sau.
  • Mới đầu chỉ là những nốt mụn nhỏ ở cánh tay nhưng chỉ một năm sau cơ thể của bé Li bị bao phủ bởi một lớp vỏ xù xì.
  • Có một thế giới thật khác: sống động, ấn tượng nhưng gần gũi, trong sáng. Đó là lăng kính nhìn cuộc sống của Nem, một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ.
  • Sự nhút nhát về lâu dài có thể tước đi nhiều cơ hội trong cuộc sống của trẻ. Trẻ rụt rè có nguy cơ trở thành những người lớn nhút nhát nếu không được khắc phục sớm. Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ điều chỉnh và vượt qua tính nhút nhát. Còn nếu sự nhút nhát của trẻ kéo dài và trầm trọng sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY