Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây Hếp - Scaveola taccada (Gaertn.), Roxb. (S. sericea Vahl)

Dược liệu Hếp Lá có vị đắng ở Philippin, nước sắc rễ dùng chữa phù thũng, một số tai biến giang mai và bệnh lỵ. Lá dùng để hút như Thu*c lá.
Hếp - Scaveola taccada

Hếp - Scaveola taccada (Gaertn.), Roxb. (S. sericea Vahl), thuộc họ Hếp - Goodeniaceae.

Mô tả: Cây bụi cao 1-2m, có nhánh khoẻ, tròn, mang sẹo lá, có những túm lông nằm ở nách các lá. Lá mọc so le, rất sít nhau ở ngọn các nhánh, mọng nước, màu lục sáng, nhẵn hay có lông mềm dài 25-30mm, thành xim ở nách lá ngắn hơn các lá nhiều. Quả hình trứng hay gần hình cầu, đường kính 8-15mm, chứa 2 hạt.

Bộ phận dùng: Rễ, vỏ, lá - Radix, Cortex et Folium Scaveolae.

Nơi sống và thu hái: Loài của Đông Á nhiệt đới, châu Đại dương và Madagasca. Cây mọc ở vùng bờ biển, dọc nước ta, trên bờ chỗ đầm lầy, nước mặn, trong các rừng cây gỗ thấp.

Thành phần hóa học: Cây chứa 2 alcaloid, trong đó có scaveolin.

Tính vị, tác dụng: Lá có vị đắng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: ở Philippin, nước sắc rễ dùng chữa phù thũng, một số tai biến giang mai và bệnh lỵ. Lá dùng để hút như Thu*c lá.

Ở Inđônêxia, nước sắc lá và vỏ cũng dùng chữa phù thũng.

Ở Malaixia, lá dùng ăn cầm ỉa chảy. Ở Ấn Độ, dịch của quả nang dùng tra vào mắt làm cho sáng tránh mờ mắt và tăng khả năng nhìn xa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-hep-scaveola-taccada-gaertn-roxb-s-sericea-vahl)

Tin cùng nội dung

  • Sa uyển tử, tên khác đồng tật lê, sa uyển tật lê. Bộ phận dùng là hạt chín khô. Sa uyển tử vị ngọt, tính ấm, lợi về gan và thận, có công hiệu bổ thận, cố tinh, bổ gan, sáng mắt.
  • Khiên ngưu còn có tên hắc sửu, bạch sửu, nhị sửu, bìm bìm biếc, lạt bát hoa tử..., là hạt già phơi khô của cây Khiên ngưu (Pharbitis hederacea Choisy.)..
  • Cá diếc, tên khác là tức ngư, phụ ngư. Tên khoa học: L. Cá diếc là loài cá nước ngọt.
  • Đậu bắp có chứa dạng glucide phức polysaccharide và thành phần dinh dưỡng khác, giúp tăng cường dòng máu chảy vào vùng Sinh d*c, gây cương cứng cho quý ông.
  • Cây cơm xôi thuộc loại dây bò, thường mọc ở những bờ bụi vùng trung du và miền núi, cả cây và lá đều có gai.
  • Ngày nay, con người phải làm việc nhiều trên máy tính; người cao tuổi bị đục thủy tinh thể, trẻ em học, đọc sách báo, xem tivi không đúng cách... nên dễ bị căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, đau vai, lưng... đặc biệt là suy giảm thị lực
  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Lá dâu còn gọi tang diệp, là lá của cây dâu tằm, loại cây được nhân dân ta nuôi trồng từ lâu đời để nuôi tằm. Lá dâu là vị Thu*c phổ biến trong y học cổ truyền, vị đắng ngọt, tính hàn; vào phế và can. Có tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh can minh mục, thanh phế chỉ khái. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ, viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, khát nước khô miệng.
  • Theo quan niệm của Y học cổ truyền mắt và tạng can có quan hệ với nhau, nên khi can nhiệt thì mắt bị viêm, sưng, đỏ do nhiệt, khi can suy yếu (huyết hư) thì thị lực kém, mắt bị thoái hoá dẫn đến nhiều bệnh ở mắt.
  • Hạ khô thảo tên khoa học: Prunella vulgaris L., họ hoa môi (Lamiaceae). Là loại cây thảo, sống dai, thân hình vuông, màu hơi đỏ tím. Lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY