Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cha mẹ béo phì có thể ảnh hưởng tới phát triển ở trẻ

Trẻ có bố mẹ béo phì giảm kỹ năng vận động tinh và khả năng tiếp xúc, tương tác với người khác.
Kết quả nghiên cứu mới cho thấy ngoài các vấn đề sức khỏe, trẻ có mẹ béo phì có nhiều hơn 70% khả năng thất bại trong các bài kiểm tra kĩ năng vận động tinh – khả năng kiểm soát vận động của các cơ nhỏ như cơ ngón tay và bàn tay khi lên 3 tuổi so với những trẻ có mẹ trọng lượng bình thường.

Trẻ có bố béo phì có nhiều hơn 70% khả năng không vượt qua các đánh giá năng lực xã hội, một chỉ số về khả năng trẻ tiếp xúc và tương tác với người khác khi lên 3 tuổi. Những trẻ, con của các cặp vợ chống béo phì có nhiều khả năng gấp 3 lần thất bại trong các bài kiểm tra khả năng giải quyết vấn đề khi lên 3 tuổi.

Tác giả chính của nghiên cứu, Edwina Yeung từ Viện Sức khỏe và phát triển nhân lực trẻ em Eunice Kennedy Shriver ở Mỹ cho biết nghiên cứu này là một trong số ít các nghiên cứu cũng bao gồm thông tin về cha và kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cân nặng của cha cũng ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển của trẻ.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ cha mẹ béo phì có thể tăng nguy cơ chậm phát triển của trẻ.

Các nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng béo phì trong thời kỳ mang thai có thể kích thích viêm, ảnh hưởng tới não của thai nhi và cũng có ảnh hưởng đến biểu hiện gien trong tinh trùng.

Nếu mối liên quan giữa béo phì của cha mẹ và sự chậm phát triển của trẻ được xác nhận, các bác sĩ có thể cần đưa trọng lượng của phụ huynh vào tính toán khi sàng lọc chậm phát triển ở trẻ nhỏ và có các can thiệp sớm.

Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra 5.000 phụ nữ ở Mỹ vào thời điểm khoảng 4 tháng sau sinh.

Nghiên cứu được đăng trên tờ tạp chí nhi khoa Pediatrics.

BS Thu Vân

(theo Univadis/ Times of India)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/cha-me-beo-phi-co-the-anh-huong-toi-phat-trien-o-tre-n126726.html)

Tin cùng nội dung

  • Điều trị ung thư sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Một số tác dụng thường gặp hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY