Rau xanh tốt cho sức khỏe, giúp chị em "đánh lừa" cái bụng rằng mình đã no và thế là quá trình giảm cân lại được hỗ trợ thêm một chút. những sự thật này, chúng ta hẳn đều đã biết. tuy nhiên, ngoài những công dụng thông thường như cung cấp chất xơ cho cơ thể, có những loại rau còn có tác dụng đặc biệt tới sức khỏe.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý cho chị em cách chế biến một loại rau giúp cả gia đình bạn thêm khỏe mạnh và hỗ trợ cho đời sống chăn gối của chị em cùng ông xã.
Rễ cây măng tây có đặc tính kích thích T*nh d*c, được sử dụng để điều chỉnh các hormone và chữa các rối loạn T*nh d*c ở nam và nữ. Măng tây còn giúp chống lo âu, chữa bệnh suy nhược về thể chất và tinh thần ở nam giới, đồng thời tăng cường ham muốn và tăng số lượng tinh trùng.
Ở nữ giới, măng tây đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc điều trị hội chứng mãn kinh và thiếu máu. nó cũng được đánh giá cao về khả năng cải thiện chất lượng và số lượng sữa mẹ cũng như tăng cảm giác ngon miệng của phụ nữ cho con bú.
Măng tây chứa nhiều chất dinh dưỡng inulin, một loại carbohydrate thường được gọi là prebiotic. Chất này sẽ không được tiêu hóa cho đến khi đến ruột già và được nuôi dưỡng bởi một loại vi khuẩn có lợi lactobacilli, giúp hỗ trợ trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng.
Thực phẩm này cũng là một nguồn cung cấp chất xơ và có đặc tính nhuận tràng giúp ruột hoạt động trơn tru, tránh đầy hơi, táo bón và giảm mức cholesterol trong cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng măng tây có hiệu quả như các loại Thu*c hiện đại có bán trên thị trường để điều trị chứng khó tiêu.
Các chất dinh dưỡng chống viêm có trong măng tây giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính về sức khỏe, bao gồm cả bệnh tiểu đường tuýp 2. Măng tây có lợi ích này vì nó có chứa crôm khoáng chất, đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu của cơ thể.
Các nghiên cứu được thực hiện đã chứng minh rằng loại măng này giúp kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện tiết insulin và mang lại hiệu quả chống tiểu đường.
Măng tây chứa nhiều vitamin A cần thiết cho thị lực khỏe mạnh. Do chứa các chất chống oxy hóa, loại măng này bảo vệ võng mạc khỏi tác hại do các gốc tự do oxy gây ra. Bên cạnh đó, axit amin glutathione có trong măng cũng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể và quáng gà.
Thoái hóa thần kinh là bệnh di truyền ảnh hưởng đến tế bào thần kinh của não người và cơ thể thường không có khả năng thay thế các tế bào thần kinh bị tổn thương. Măng tây có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer, Parkinson, và Huntington nhờ vào thành phần phytoestrogen.
Biết được 5 công dụng này của măng tây, chắc hẳn chị em sẽ có thêm động lực chế biến loại rau này và ăn hàng tuần.
500gr măng tây
10 nhánh tỏi
Gia vị: Muối, hạt tiêu, dầu oliu
Bạn ngâm măng tây với nước muối loãng trong 10 phút để măng được sạch. Sau đó, rửa măng lại với 2 - 3 lần nước rồi dùng khăn giấy thấm khô măng. Khi măng đã ráo, bạn cắt phần cứng ở cuối thân măng tầm 3 - 5cm để măng chỉ còn lại phần thân mềm.
Bóc vỏ 10 nhánh tỏi và băm nhuyễn.
Trước tiên, bạn làm nóng lò/nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 200 độ C trong 15 phút. Sau đó, bạn phủ 1 lớp dầu oliu lên măng tây, dùng đũa lăn đều để măng tây được phủ đều bởi dầu giúp măng không bị cháy khi nướng.
Lót 1 lớp giấy bạc lên khay nướng, dàn trải đều măng tây rồi rắc muối, tiêu và cho thêm tỏi băm vào để măng được đậm đà và thơm ngon hơn.
Bạn nướng măng ở nhiệt độ 200 độ C trong 10 phút. Sau 10 phút nướng, bạn lấy măng tây ra và kiểm tra, nếu măng bạn chọn có độ dày hơn và chưa chín mềm, bạn có thể nướng thêm 5 - 10 phút nữa.
Vậy là chị em đã hoàn thành xong món măng tây nướng tỏi rồi!
Chủ đề liên quan:
cách làm măng tây nướng tỏi cải thiện chị em công dụng của măng tây đặc biệt được cải thiện hướng dẫn nấu ăn ngon loại rau măng tây nướng tỏi sức khỏe