Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Chăm chút bữa ăn cho bé yêu

Chăm chút con từng miếng ăn, từng giấc ngủ... đó là trách nhiệm và niềm hạnh phúc của bất kỳ bà mẹ, ông bố nào cho các “cục cưng” bé bỏng của mình.

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, cho nên không thể áp dụng các món ăn của người lớn cho trẻ em được, nhất là với các cháu bé dưới 5 tuổi. của bé yêu cần được chăm chút đầy đủ và cẩn thận về khoa học dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhu cầu về các chất dinh dưỡng của trẻ em cũng khác so với người lớn, nếu tính theo cân nặng cơ thể thì nhu cầu về năng lượng, chất đạm, chất béo, chất bột đường, các vitamin và khoáng chất của trẻ cao hơn rất nhiều so với người lớn, nhưng cũng có những khoáng chất trẻ em không nên ăn nhiều do chức năng thận chưa hoàn chỉnh, khả năng lọc của cầu thận còn yếu nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho trẻ. Ví dụ như muối ăn chẳng hạn, trẻ dưới 1 tuổi khi nấu ăn không cần cho mắm muối vì nhu cầu muối của bé là rất nhỏ (ít hơn 1g mỗi ngày với bé từ 12 tháng tuổi trở xuống) và nhu cầu này được đáp ứng bằng sữa hoặc muối có sẵn trong các thực phẩm tự nhiên. Dung tích dạ dày của trẻ thì nhỏ, nhưng nhu cầu về năng lượng và chất dinh dưỡng lại cao, vì vậy món ăn của trẻ phải giàu năng lượng, cao chất đạm và chất béo, khi chế biên thức phải đảm bảo dù ăn được ít nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ, nếu ăn chung với các món ăn của người lớn thì trẻ phải ăn rất nhiều, nếu không sẽ thiếu năng lượng và các chất dinh dưỡng.

Để trẻ phát triển tốt và khỏe mạnh, các bà mẹ nên chế biến món ăn riêng cho trẻ, làm những món ăn phong phú, nhiều sắc màu kích thích các giác quan kích thích trẻ ăn ngon miệng.

Nhu cầu về năng lượng và chất dinh dưỡng của trẻ em và người lớn /ngày

Nhìn vào bảng bên ta thấy nhu cầu năng lượng của trẻ rất cao nếu tính theo kg cân nặng: trẻ em cần từ 80 - 120 Kcalo/kg/ngày, trong khi đó người lớn chỉ cần 40 - 45 Calo/kg/ngày, hay là chất đạm (protein). Cũng vậy trẻ em cần 2 - 3g/kg/ngày, người lớn chỉ cần 0,8 - 1g/kg/ngày; và nhất là chất béo nếu tính theo % năng lượng do chất béo cung cấp trong 1 ngày thì rất cao so với người lớn, trẻ càng nhỏ nhu cầu về chất béo càng cao, vì vậy nếu ăn chung với các món ăn với người lớn thì không thể đáp ứng đủ nhu cầu chất béo cho trẻ được, khi thiếu chất béo trẻ sẽ bị thiếu năng lượng, không hấp thu được các loại vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E, K... trẻ sẽ bị còi xương, chậm phát triển chiều cao. Nhu cầu về các vitamin và chất khoáng của trẻ em nếu tính theo cân nặng cũng cao hơn nhiều so với người lớn. Một điều cũng rất quan trọng trẻ em cần ăn nhạt hơn người lớn nếu ăn chung món ăn với người lớn cháu sẽ bị thừa muối là nguy cơ cho bệnh tim mạch sau này, vì ăn mặn là nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp. Hơn nữa, trẻ còn nhỏ không thể nhai thức ăn của người lớn được, thức ăn cần băm nhỏ, thái nhỏ, hầm nhừ thì cháu mới tiêu hóa được, ngay cả khi trẻ đã ăn cơm thì cơm cũng phải nấu nát hơn người lớn, trẻ cần ăn thêm các bữa phụ như cháo, mỳ, súp, sữa... mới đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng hàng ngày, chứ không thể chỉ ăn 3 bữa như người lớn được, các món ăn để ăn với cơm như thịt, cá, tôm, canh... phải cho nhiều dầu mỡ hơn.

Để trẻ phát triển tốt, khỏe mạnh các bà mẹ nên chế biến món ăn riêng cho trẻ, không nên vì ngại nấu hoặc không có thời gian mà cho trẻ ăn chung các món ăn của người lớn. thì lại nên ăn cùng với người lớn nhất là khi bé đã trên 1 tuổi để bé tập xúc, ngồi ăn cùng bố mẹ, ông bà bé sẽ có hứng thú ăn hơn, ăn cùng người lớn còn giúp bé tập nhai thức ăn, tránh được chứng biếng ăn sau này do không biết nhai thức ăn.

Thông thường khi trẻ còn nhỏ vẫn trong giai đoạn ăn bột, cháo, thực đơn của các em bé được cha mẹ chú ý hơn, nhưng càng về sau khi trẻ đã ăn được cơm thì mối quan tâm này có vẻ như ngày càng lơi lỏng và điều này sẽ tác động xấu đến sự phát triển của trẻ. Nhất là trẻ em ở nông thôn hoặc ở các gia đình thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ cho nên trẻ càng lớn càng bị còi cọc, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cao khi trẻ đã lớn.

Bữa ăn của trẻ em đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của chúng về sau. Nếu các gia đình thực sự quan tâm và bố trí phù hợp thực đơn hàng ngày, các bé sẽ lớn lên khỏe mạnh, thông minh.

ThS. Lê Thị Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cham-chut-bua-an-cho-be-yeu-n153626.html)
Từ khóa: bữa ăn

Chủ đề liên quan:

bữa ăn

Tin cùng nội dung

  • Bữa ăn tối của cả gia đình là thời gian họp mặt không chỉ quan trọng về tinh thần mà còn đóng góp rất nhiều cho sức khỏe cả nhà.
  • Nhiều bà nội trợ cho rằng, một bữa ăn có nhiều chất đạm như: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua... sẽ là một bữa ăn đầy đủ chất nhất. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Đây cũng là tác nhân chính gây béo phì.
  • Bỏ bữa sáng, ăn càng ít, tập luyện càng nhiều càng nhanh giảm cân, coi nhẹ đời sống tinh thần... là những quan niệm sai lầm “ch*t người” khi giảm cân.
  • Nơi tiếp nhận nuôi dưỡng trẻ em nhiễm HIV/AIDS của Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (Q.Thủ Đức, TP.HCM) có nhiều trẻ bị bảo mẫu đánh bằng tay, bằng dép... ngay trong bữa ăn.
  • Rau và hoa quả là một trong 4 nhóm thực phẩm cần thiết để có một bữa ăn hợp lý ở gia đình.
  • Người cao tuổi là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt về dinh dưỡng vì cơ thể người cao tuổi thường đã bị lão hóa, chức năng của các cơ quan, bộ phận đều bị suy giảm và hay mắc các bệnh mạn tính.
  • Theo báo cáo của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam chỉ ra, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư có thể là do các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày.
  • Cả nhà cháu có vấn đề về tiêu hóa nên bữa ăn gia đình luôn được chú trọng.
  • Gần đây tôi hay uống nước trước khi ăn vì khát. Đến bữa cơm chỉ ăn được ít và ăn không ngon.
  • Từ khắp các nơi trên thế giới, rất nhiều người muốn biết xem Samantha rồi sẽ làm món gì tiếp theo cho con gái cưng của mình.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY