Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ bướu cổ

Phẫu thuật là phương pháp điều trị bướu cổ phổ biến hiện nay.

Tuy nhiên,nhiều trường hợp sau phẫu thuật bệnh nhân gặp một số biến chứng như bệnh chuyển sang suy giáp, bịkhản tiếng hoặc thay đổi giọng nói. Nếu có phương pháp chăm sóc hậu phẫu hợp lý, bệnh nhân có thểhồi phục nhanh chóng và tránh được những biến chứng không mong muốn.

Biểu hiện thường gặp của bệnh bướu cổ

Bệnh bướu cổ là tình trạng xuất hiện một khối u lồi ở vùng cổ. Bướu cổ xuất hiện trong các bệnhtuyến giáp như: bướu giáp đơn thuần, suy giáp , bệnh basedow hoặc ung thư tuyến giáp. Người bệnh cóthể nhận biết bằng cách sờ cổ, nếu cổ bị cứng và bành to ra thì có thể đã bị bướu cổ.

Bên cạnh đó,người bệnh có thể nhận biết qua các biểu hiện như: Luôn cảm giác cổ họng bị ứ đầy, khó thở hoặc đaucổ họng; hồi hộp, ra nhiều mồ hôi, sụt cân; người mệt mỏi, trí nhớ kém; cảm thấy lạnh…

Cổ bị cứng và bành to ra là dấu hiệu của bệnh bướu cổ

Điều trị bướu cổ ra sao?

Thông thường, ban đầu bệnh nhân sẽ được bác sĩ điều trị bằng Thu*c. Nếu sau một thời gian màkhông thấy kết quả thì người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật tuyến giáp . Trước đây,phương pháp mổ mở truyền thống thường để lại vết sẹo lớn ở cổ, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sựtự tin trong cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là phụ nữ trẻ.

Tuy nhiên, kể từ năm 2004, phươngpháp mổ nội soi trong điều trị bệnh lý tuyến giáp đã được áp dụng tại nước ta, mang lại nhiều ưuđiểm cả về mức độ hiệu quả cũng như tính thẩm mỹ. Sau phẫu thuật 3-5 ngày, bệnh nhân có thể hồiphục sức khỏe và xuất viện.

Trong quá trình hồi phục, bệnh nhân duy trì tái khám định kỳ sau 1tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm tùy theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát các biến chứng sau phẫuthuật. Ngoài ra, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường với chế độ dinh dưỡng phù hợp với lứatuổi.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị bướu cổ phổ biến

Tuy nhiên, dù mổ bằng phương pháp nào thì những di chứng như thay đổi giọng nói, khản tiếng hoặcmất tiếng,… vẫn tồn tại. Đối với phẫu thuật vì bệnh cường giáp thì sau đó, cần đề phòng nguy cơbiến chứng thành suy giáp.

Theo Minh Anh - Sức khỏe và Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cham-soc-benh-nhan-sau-mo-buou-co-n216245.html)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Ung thư tuyến giáp không phải là một loại bệnh ung thư rất thường gặp. Có nhiều loại ung thư tuyến giáp khác nhau và mỗi loại có phương pháp điều trị khác nhau. Tiên lượng cho những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, nói chung, ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY