Da là hệ thống cơ quan lớn nhất trong cơ thể. Da có đặc tính dai và bền để bảo vệ các lớp mô dưới da chống lại không khí, nước, các chất lạ, và vi khuẩn. Da rất nhạy cảm với chấn thương và có những khả năng tự lành đặc biệt. Tuy nhiên dù có khả năng đàn hồi nhưng da không thể chịu được áp lực kéo dài, lực đè hoặc sự chà xát quá mức.
Áp lực liên tục lên da ép chặt các mạch máu nhỏ có nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng và khí ô-xy đến cho da. Khi da thiếu máu quá lâu, mô ch*t làm xảy ra các dạng loét do áp lực.
Loét do áp lực là một trong những biến chứng chính trong cuộc đời của người bị mắc bệnh tê liệt. Ví dụ, theo ước tính thì cứ ba người bị mắc bệnh tổn thương tủy sống thì có một người sẽ mắc chứng loét điểm tỳ trong những ngày đầu sau khi bị chấn thương và khoảng 50 đến 80 phần trăm trong số họ sẽ hình thành các loét điểm tỳ vào quãng thời gian sau này. Phần lớn các dạng loét điểm tỳ có thể ngăn ngừa được nhưng vẫn có thể xảy ra ngay cả ở những người được chăm sóc tốt và có trang thiết bị phù hợp. Để làm lành những điểm loét này cần nhiều thời gian, tiền bạc và sự chăm sóc tốt; người bệnh có thể phải nằm đến hàng tháng trời chỉ vì một điểm loét tỳ, đặc biệt là điểm loét do phẫu thuật gây nên. Tất cả những tình trạng này có thể gây tổn phí hàng ngàn đô-la đồng thời gây cho quý vị mất thời giờ quý giá cho công việc, học hành hay gia đình.
Các điểm loét tỳ, loét do áp lực, loét do nằm nhiều là những thuật ngữ chỉ thương tổn đối với một vùng da đã tiếp xúc với một áp lực quá mức. Theo nghĩa đen thì bệnh lý này là một tổn thương đối với da và nhiều loại mô khác nhau dưới da.
Tổn thương da do áp lực thường bắt đầu trên cơ thể nơi có xương sát với bề mặt của da, ví dụ như hông. Những chỗ xương nhô ra này ép một lực lên da từ bên trong. Nếu bên ngoài cũng là một bề mặt cứng, các mạch máu lưu thông của da bị ép chặt lại. Vì mức độ lưu thông cũng bị suy giảm bởi tình trạng tê liệt cho nên khí ô-xy lưu thông đến da ít hơn dẫn đến sức bền của da bị giảm sút. Cơ thể cố gắng bù đắp bằng việc gửi thêm nhiều máu đến khu vực đó. Chính sự bù đắp này làm cho chỗ da bị ép phồng lên, gây nên áp lực nhiều hơn cho các mạch máu và làm tổn hại nhiều hơn tói sức khỏe của da.
Có thể người bệnh phải nhập viện vài tuần hoặc nằm nghỉ lâu trên giường để chỗ loét lành lại. Với những điểm loét tỳ phức tạp, có thể người bệnh phải trải qua phẫu thuật hoặc ghép da.
Những ai bị loét điểm tỳ? Bất cứ ai, kể cả những người vận động bình thường, đều có thể bị loét điểm tỳ nếu họ giữ nguyên một vị trí trong một khoảng thời gian đủ lâu gây ra một áp lực nặng lên một phần của cơ thể. Những người ngồi xe lăn hoặc những người phải nằm trên giường dễ bị mắc bệnh này nhất nhất bởi vì có thể họ gặp phải khó khăn khi tự mình thay đổi tư thế hoặc không thể tự nâng người do sức nặng của cơ thể. Khi chức năng vận động bị hạn chế lại kết hợp với chức năng cảm giác bị suy yếu thì khả năng bị loét ở điểm tỳ của người bệnh càng lớn do người bệnh không thể cảm nhận được khi nào thì cần nâng người lên để giảm bớt áp lực.
Thiếu cảm giác chỉ là một phần của câu chuyện. Tình trạng tê liệt liên quan đến chấn thương hoặc bệnh lý gây ảnh hưởng đến khả năng hóa sinh của da. Ví dụ, nếu da bị mất một lượng khá lớn protein có nhiệm vụ đảm bảo sức co giãn của da như collagen chẳng hạn; sự mất mát này làm cho da yếu hơn và ít co giãn hơn. Quá trình lão hóa cũng làm tăng nguy bong tróc da. Thông thường thì những người già có nguy cơ bị loét điểm tỳ cao hơn những người khác.
Việc không sử dụng các cơ xung quanh những khu vực nhô xương của cơ thể (hai hông, gót chân và khuỷu tay, xương cụt và vùng háng chậu hay ụ ngồi) dẫn đến tình trạng mất cơ (teo cơ), làm tăng thêm nguy bong tróc da.
Lực do chà sát hoặc dịch chuyển tạo ra -- cử động kéo lê các mô da trên một bề mặt, chẳng hạn như trượt trên giường hoặc ghế có thể làm cho các mạch máu bị căng hoặc uốn gây nên những điểm loét tỳ. Da có thể bị trầy khi bị kéo qua một mặt phẳng. Cú va chạm mạnh hoặc ngã có thể làm cho da bị tổn thương mà ngay lúc đó chưa thể thấy ngay được. Quần áo, dây đeo quần, hay các đồ vật cứng cũng có thể gây tổn thương hình thành các điểm loét tỳ do chúng tạo áp lực lên da của quý vị. Đồng thời, những người bị suy yếu cảm giác thường dễ bị bỏng gây tổn thương cho da.
Độ ẩm quá mức cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện các điểm loét tỳ ở những người ra mồ hôi nhiều và/hoặc không nhịn được tiểu và đại tiện.
Chất dinh dưỡng: Dinh dưỡng kém không chỉ là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với tình trạng sức khỏe chung của con người đồng thời nó cũng làm cho người bị tê liệt thêm nguy cơ xuất hiện các điểm loét tỳ cao hơn và khả năng hồi phục lâu hơn rất nhiều. Cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng chẳng hạn như protein và vitamin để giúp cho da khỏe mạnh, chữa lành bất cứ tổn thương nào và chống lại bất cứ hiện tượng nhiễm trùng nào. Một cơ thể không có đầy đủ dưỡng chất sẽ bị hạn chế khả năng chống lại những biến chứng chẳng hạn như các điểm loét tỳ.
Những vấn đề về trọng lượng: Người bị quá cân thường có nguy cơ mắc chứng loét điểm tỳ cao hơn; Những người nhẹ cân cũng có thể là người có nguy cơ mắc chứng bệnh này cao hơn. Đối với những người quá cân, số cân dư thừa buộc cơ thể phải tăng áp lực tới những vùng da dễ bị tổn thương. Tình trạng thiếu cơ bắp và trọng lượng – quý vị có thể nghĩ chúng như là một lớp đệm -- làm cho khả năng co giãn của da đối với sức căng kém hơn.
Những yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc chứng loét điểm tỳ bao gồm sức khỏe kém, mất nước, vệ sinh kém, hút Thu*c, bệnh thiếu máu, các bệnh lý mạn tính ví dụ như đái đường, bệnh về mạch, co thắt, trang thiết bị kém chất lượng, lạm dụng Thu*c và tâm lý chán nản. Ngành khoa học sự sống và y sinh học đưa ra giả thuyết rằng những người có tâm lý chán nản thất vọng thường ít cảnh giác đối với những vấn đề tự chăm sóc bản thân hơn ví dụ như sức khỏe da.
Các kiểu loét điểm tỳ: Tình trạng loét điểm tỳ đã được chia thành bốn giai đoạn phụ thuộc vào độ sâu, kích thước và mức độ tổn thương trầm trọng đối với các lớp mô . Các giai đoạn bao gồm: Giai đoạn I (những dấu hiệu sớm nhất), Giai đoạn II (các chỗ phồng da và đôi khi là các vết thương hở hoặc loét), Giai đoạn III (tốn thương xâm lấn sâu vào trong mô) và Giai đoạn IV (tổn thương lấn vào cơ và xương).
Giai đoạn I: Phần lớn các điểm loét tỳ đều luôn luôn bắt nguồn từ một vùng da bị đỏ. Người bệnh có thể cảm thấy cứng và/hoặc nóng chỗ vùng da bị đỏ này. Đối với những người da đen hoặc da sậm màu, vùng da bị tổn thương trông bóng hay sậm màu hơn bình thường. Ở giai đoạn này, diễn tiến của quá trình thay đổi cấu trúc mô có thể đẩy lùi được; da sẽ trở lại trạng thái bình thường ngay khi không còn áp lực.
Cách chăm sóc: Loại bỏ bất cứ thứ gì đang gây áp lực. Vệ sinh sạch sẽ khu vực bị tác động bằng nước ấm và lau khô. Tạo cho da có cơ hội hồi phục hoàn toàn bằng cách không tạo lên vùng da đó bất cứ áp lực nào khi da vẫn bị đổi màu. Nếu điểm loét tỳ xuất hiện ở ụ ngồi, người bệnh phải cố gắng không ngồi càng nhiều càng tốt. Kiểm tra tất cả hệ thống ngồi và đệm để phát hiện ra bất cứ yếu tố nào gây nên áp lực. Áp dụng phương pháp điều trị thủy hóa, nghỉ ngơi và duy trì một chế độ ăn cân bằng và dinh dưỡng. Luôn giữ da sạch sẽ và khô. Và hãy kiểm tra da thường xuyên. Nếu điểm loét tỳ không lành lại sau một vài ngày hay trở nên nặng hơn, hãy liên hệ với bác sĩ của quý vị.
Giai đoạn II: Nếu điểm loét tỳ đã hình thành một chỗ phồng hoặc vảy và/hoặc lỗ hở trên bề mặt của da có một số dịch tiết ra. Điều này có nghĩa là mô dưới da đã bắt đầu ch*t. Nếu áp lực không sớm đuợc làm nhẹ bớt và biện pháp chăm sóc vùng da bị ảnh hưởng không được thực hiện kịp thời, điểm loét tỳ có thể diễn tiến nhanh chóng sang một mức độ nguy hiểm khi đó nhiễm trùng có thể tấn công vào xương và dẫn đến những nguy cơ trầm trọng đối với sức khỏe của quý vị.
Cách chăm sóc: Vẫn tiếp tục loại bỏ áp lực ở vùng da bị tổn thương. Liên hệ với bác sĩ của quý vị Giữ sạch sẽ và khô vết thương đồng thời kiểm tra da thường xuyên. Làm theo các chỉ dẫn của nhà chăm sóc sức khỏe của quý vị, thường sẽ là vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương bằng dung dịch muối và mặc trang phục theo chỉ dẫn để cho vùng da có điều kiện tối ưu để lành lại.
Giai đoạn III: Đến giai đoạn này, một lỗ hổng hoặc ung nhọt đã hình thành ở chỗ mô ch*t. Tình trạng tổn thương mô diễn ra đến lớp dưới hoặc lớp thứ ba và có thể lấn vào xương.
Cách chăm sóc: Làm đúng theo quy trình ban đầu ở Giai đoạn I và II. Thông thường, giai đoạn này cần phải được chăm sóc chuyên môn; quá trình này thường bao gồm phương pháp mở ổ, phẫu thuật lấy các mô ch*t và chất lạ ra khỏi vết thương. Việc chăm sóc tiếp theo có thể bao gồm các chất chuyên dụng để đóng kín vết thương, các loại kem điều trị, các Thu*c kháng sinh và các bề mặt ngồi hoặc nằm phù hợp hơn để làm giảm áp lực.
Giai đoạn IV: Đây là giai đoạn tồi tệ nhất của điểm loét tỳ. Tổn thương đã lấn vào cơ và thường có thể đi sâu vào tận xương. Tình trạng rỉ nước luôn luôn diễn ra. Ở những trường hợp trầm trọng, có thể miệng vết thương mở to quá mức.
Cách chăm sóc: Nếu quý vị bị sốt, nhìn thấy dịch xanh hoặc vàng và thấy nóng lên ở chỗ vết thương, có thể quý vị đã bị nhiễm trùng. Bất cứ khi nào điểm loét tỳ bị nhiễm trùng thì khi đó tất cả các mô xung quanh đều rơi vào tình trạng cũng bị nhiễm trùng. Nếu tình trạng này xảy ra sẽ kéo theo hiện tượng nhiễm trùng máu (máu bị nhiễm độc). Nếu vết thương không được điều trị người bệnh có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Người bệnh có vết thương trên da vào Giai đoạn IV có thể phải nhập viện và phải nằm gường vài tuần sau đó. Thường thì những người bệnh bị loét điểm tỳ giai đoạn sau cần phải được phẫu thuật hoặc ghép da (thường thì miếng da ghép sẽ được lấy từ chân và khâu vào vùng bị loét điểm tỳ). Những lần phẫu thuật này có thể gây tốn kém từ $100.000 trở lên và có thể yêu cầu người bệnh phải tách khỏi cuộc sống thường ngày một khoảng thời gian sau phẫu đó.
Hoàn toàn có thể tránh được phẫu thuật chữa trị loét điểm tỳ vì sử dụng hạt dextranomer hoặc các chất trùng hợp (polymer) có thể thấm nước làm tăng tốc quá trình lành vết thương mà không cần phẫu thuật. Trên thực tế, nhiều loại Thu*c đắp chẳng hạn như gel thấm nước và nhiều đồ băng bó mới chẳng hạn như đồ băng bó hydrocolloid ngày càng trở nên phổ biến có tác dụng hỗ trợ và tăng tốc quá trình lành lại của các điểm loét tỳ.
Ngoài ra, có một số kiểu điều trị mới hiện chưa được sử dụng rộng rãi nhưng đã mang lại những kết quả rất tốt. Một trong số những kiểu điều trị đó được gọi là liệu pháp đóng kín nhờ chân không (vacuum-assisted closure therapy). Khi thực hiện liệu pháp này người ta băng lên vết thương một đồ băng có đặc tính thấm hút nước kín không khí và sử dụng một bơm chân không để tạo là áp lực âm xung quanh vết thương với mục đích nhằm kích thích luồng máu và hỗ trợ quá trình lành lại của vết thương. Một biện pháp khác mà có thể quý vị muốn biết qua được gọi là liệu pháp điều trị bằng điện. Khi thực hiện liệu pháp này, người ta sử dụng một dòng điện nhỏ để kích thích quá trình lành lại. Vì đây là một trong những dạng thức điều trị chứng điểm loét tỳ mới do đó quý vị nên nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia được đào tạo với những trang thiết bị phù hợp.
Điều quan trọng là quý vị phải lưu ý rằng những vấn đề về da luôn luôn có thể phòng ngừa được bằng cách kiểm tra da đều đặn và sử dụng trang thiết bị phù hợp. Hiện có nhiều loại mặt phẳng giúp làm giảm áp lực đa dạng ví dụ như các tấm đệm và giường đặc biệt, các khăn phủ đệm, hay các nệm ngồi có thể giúp quý vị khi nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế.
Phòng tuyến đầu tiên là quý vị phải có trách nhiệm chăm sóc da của mình. Những người có nguy cơ bị loét điểm tỳ cần phải xây dựng một chế độ kiểm tra da mà họ phải thực hiện hàng ngày. Những người bị hạn chế khả năng hoặc phải nằm nghỉ trên giường cần phải có những người chăm sóc kiểm tra da hàng ngày; những phụ huynh có con ngồi xe lăn phải kiểm tra da trẻ xem có xuất hiện những đốm da nghi ngờ nào không.
Điều quan trọng là phải kiểm tra đều đặn các bề mặt hỗ trợ của quý vị để đảm bảo rằng chúng đang ở tình trạng tốt. Điều này có nghĩa là kiểm tra các chỗ ngồi của xe lăn, nhà vệ sinh, phương tiện chuyên chở tự động và bất cứ nệm ngồi nào mà quý vị sử dụng hàng ngày. Phối hợp làm việc với chuyên gia nghiên cứu ngồi được đào tạo để nghiên cứu nhiều hệ thống ghế ngồi và đệm ngồi có bán trên thị trường. Ngoài ra còn có nhiều bề mặt giảm áp lực khi nằm ngủ (nệm và khăn trải nệm) giúp phân phối lại trọng lực đè lên những điểm loét tỳ.
Chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất rất quan trọng trong việc ngăn ngừa bất cứ biến chứng nào phát sinh từ những điểm loét tỳ. Chế độ ăn lành mạnh sẽ mang lại hệ thống da khỏe mạnh; da khỏe mạnh sẽ có khả năng chống chịu tốt hơn đối với những áp lực và lực ép diễn ra hàng ngày. Đồng thời, nếu chẳng may xảy ra chấn thương về da, việc cung cấp đầu đủ các dưỡng chất trong máu sẽ giúp cho quá trình hồi phục nhanh hơn rất nhiều. Các loại protein và a-xít amino rất cần thiết cho cơ thể để đảm bảo cho hệ thống da, cơ và xương khỏe mạnh. Và các vitamin chẳng hạn như C và E có tác dụng hỗ trợ chức năng tự tái tạo của da.
Những người ngồi xe lăn cần phải thay đổi tư thế ngồi thường xuyên. Nếu người bệnh có khả năng điều khiển được thân trên thì hãy nâng người lên khỏi ghế khoảng một vài giây giống như thực hiện bài tập chống đẩy. Việc này sẽ tạo điều kiện cho phần da chỗ ụ ngồi được nghỉ ngơi sau quãng thời gian bị áp lực.
Đối với những người không thể kiểm soát được thân trên cần phải có sự hỗ trợ. Một số người có thể cần phải sử dụng chức năng ngửa ra sau ở những chiếc xe lăn (tư thế ngồi được tạo ra bởi cả hệ thống ghế ngồi đã được ngửa về phía sau).
Ít nhất là từ 1 đến 2 giờ đồng hồ, người bệnh nằm trên giường phải được dịch chuyển. Cần phải cẩn trọng hơn khi nâng cơ thể của người bệnh vì da có thể bị kéo căng.
Hệ thống da duy trì được trạng thái khỏe mạnh nếu có chế độ ăn tốt, vệ sinh sạch sẽ và được giảm áp lực thường xuyên. Trước tiên là phải giữ cho da sạch sẽ và khô thoáng. Đối với da thường có độ ẩm do mồ hôi hoặc dịch tiết cơ thể có nguy cơ bị thương tổn nhiều hơn.
Không hút Thu*c lá. Hút Thu*c lá làm hẹp các mạch máu gây hạn chế quá trình dẫn chất dinh dưỡng đến da. Nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng những người nghiện Thu*c lá có nguy cơ mắc các bệnh về da nhiều hơn.
Uống nhiều chất lỏng. Một vết thương hoặc vết loét đang lành có thể làm mất hơn một lít Anh nước mỗi ngày. Uống từ 8 đến 12 cốc nước mỗi ngày không phải là quá nhiều. Lưu ý: không tính đến bia và rượu. Rượu thường làm cho quý vị mất nước hoặc trở nên thiếu nước.
Tránh tình trạng tăng hoặc giảm cân nhanh. Hãy chắc chắn phải thực hiện bất cứ điều chỉnh cần thiết nào đối với trang thiết bị của quý vị nếu quý vị cần phải thực hiện một sự thay đổi lớn về trọng lượng hoặc hình dáng của cơ thể.
Hãy cũng chú ý tới trọng lượng. Nếu quý vị quá gầy khiến quý vị không có đệm đỡ giữa xương và da và như thế chỉ cần một áp lực nhỏ cũng đủ làm tổn thương da của quý vị. Nhưng nếu quá nặng cũng phải là tốt. Tình trạng quá cân có thể làm cho đệm đỡ giữa xương và da quý vị dầy hơn nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc áp lực nặng hơn đè lên da.
Consortium for Spinal Cord Medicine, Clinical Practice Guidelines. Pressure ulcer Prevention and Treatment Following Spinal Cord Injury: A Clinical Practice Guideline for Health-Care Professionals (spinal cord Medical Association, Clinical Care Guidelines. Prevention and Treatment of pressure sores after spinal cord injury: A Guide Clinical Care for Home Health Care). Washington, DC: paralyzed Veterans of America, 2002.
Certificate ulcer for bedridden: A Medical Dictionary, Bibliography, and Annotated Research Guide to Internet References (Medical Dictionary, school directory, and Annotated Research Guide to Internet References on). San Diego, CA: Icon Health, 2004.
Hess, Cathy Thomas. Clinical Guide to Wound Care (Clinical Guide Wound Care). Philadelphia: Lippincott, Williams & Wilkins, 2002.
Maklebust, JoAnn and Mary Sieggreen. Pressure Ulcers: Guidelines for Prevention and Management (pressure sores: Guidelines for Prevention and Control.) Springhouse, PA: Springhouse Corporation, 2001.
Morison, Moya. Chronic Wound Care (Wound Care Chronic): A Problem-Based Learning Approach (Learning Approach based on pathology). Mosby-Year Book, 2004.
Morison, Moya. The Prevention and Treatment of Pressure Ulcers (Prevention and Treatment of pressure sores). C.V. Mosby, 2000.
Phillips, Jenny. Access to Clinical Education (Access to Clinical Education): Pressure sores (pressure sores). New York, NY: Churchill Livingstone, 1997.
Pressure sores: A Medical Dictionary, Biblography, and Annotated Research Guide to Internet References (Medical Dictionary, school directory, and Annotated Research Guide to Internet References on). San Diego, CA: Icon Health Publications, 2004.
U.S. Department of Health and Human Services. Treatment of Pressure Ulcers (Department of Health and Human Services. Treat ulcers due to bedridden). Rockville, MD: U.S. Department of Health and Human Services, Public Health Service, Agency for Health Care Policy and Research (Department of Health and Human Services, Public Health Service, Agency Head of Research and Health Policy ), 1994.
Pressure sores: Part I "An incurable Malady?" (Part I of "The disease can be cured?") PN (Paraplegia News). June 2002 pp13-17.
Pressure sores: Part II "An incurable Malady?" (Part I "The disease can be cured?") PN (Paraplegia News). July 2002, pp.33-38.
Muscular Dystrophy Association's Quest (Research Association of muscular dystrophy) Feb. 1999 "The Lurking Dangers of Pressure Sores" It (The latent danger of pressure sores).
JAMA & Archives list of articles on Pressure Ulcers (JAMA & List archives article on ulcers caused by lying in bed)
Mosby's Nursing Assistant Skills Video (Film Skills Support Mosby nurse): Preventing and treating Pressure Ulcers (Prevention and treatment of the ulcer bed). C.V. Mosby, 2001.
Skin Care: Preventing Pressure Ulcers. Medlantic Research Institute (Skin Care: Prevent sores caused by a bedridden. Medlantic Research Institute). Can be ordered from PVA.
21st Century Complete Medical Guide to Pressure Sores, Bedsores, Decubitus Ulcers (Medicine Comprehensive Guide 21st Century of pressure sores): Authoritative Government Documents, Clinical References, and Practical Information for Patients and Physicians (Government Documents Based, The Clinical Reference Information and Actual Information for Patients and Physicians). Progressive Management (Evolution Control), 2004.
Bedsores, Pressure Sores, Pressure Ulcers, Decubitus Ulcers, Wound care, Skin breakdowns (by bedridden ulcers, pressure sores, ulcers, spleen, pressure ulcers, wound care, skin lesions)
The information contained in this message is presented for the purpose of education and imparting knowledge to you about paralysis and its effects. Nothing contained in this message is understood or intended to be used for medical diagnosis or treatment. Do not use this information replace the advice of your doctor or health care provider qualifications. If you have any questions related to health care, please call or see your physician or service provider other qualified health care provider immediately. Always consult your doctor or health care provider other qualifications before starting a treatment, diet, or exercise program. You should never disregard medical advice or delay in obtaining medical advice because of information you have read in this message.
Nguồn: Internet.