Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chăm sóc sức khỏe cho nhân viên văn phòng

Nhân viên văn phòng (NVVP) là một nhóm đối tượng đặc thù, phổ biến và chiểm tỷ lệ khá cao (nhất là ở các thành phố lớn). Đây là nhóm đối tượng có những đặc điểm chung như thời gian làm việc dài trong môi trường kín, phải đối mặt với áp lực công việc, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi bị rối loạn.

điều này dẫn đến những vấn đề thể chất và tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc, chất lượng cuộc sống và sức khỏe của từng nhân viên cũng như cơ quan. do đó, việc chăm sóc sức khỏe cho dân dân căn phòng là yêu cầu cấp thiết cho mỗi cá nhân và cơ quan.

Các vấn đề thể chất và tinh thần thường gặp

Do điều kiện môi trường làm việc đặc thù nên nhóm đối tượng nvvp dễ mắc các vấn đề sức khỏe chung như:

Khô mắt: là một trong những bệnh nhãn khoa phổ biến, gây cảm giác kích ứng như mắc dị vật trong mắt, ngứa mắt; thường xuyên thấy cộm, đỏ, cay, nóng và đôi khi đau rát mắt. Ngoài ra, còn khó chớp mắt, bị mờ mắt xảy ra sau khi chớp; chảy nước mắt; ra ghèn hoặc nhiều bọt trắng ở 2 góc mắt. Thỉnh thoảng mắt mờ nhòe phải chớp liên tục mới hết, khó mở mắt buổi sáng và nặng mi.

thừa cân: việc ngồi nhiều, ít di chuyển và vận động khiên nvvp dễ gặp vấn đề thừa cân với một loạt các nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng đi kèm như đột quỵ, bệnh tim và béo phì cũng như ảnh hưởng đến vẻ đẹp và vóc dáng cơ thể.

Bệnh từ giày cao gót: Hoạt động bàn chân như một cái lò xo, giúp phân phối đều trọng lượng và chống sốc cho cơ thể khi đứng hay đi lại. Khi đi giày cao gót, phần lớn trọng lượng cơ thể dồn vào các đốt xương ngón chân. Sự dịch chuyển bất ngờ từ gót chân xuống ngón chân buộc gò bàn chân và bước đi ngắt quãng. Việc đi lại cà nhắc kéo dài trong một thời gian có thể dẫn đến tổn thương xương bàn chân và các dây thần kinh, có thể gặp phải các chấn thương như bị vấp ngã, bị gãy gót do va quệt mạnh. Ngoài việc máu bị dồn gây đau nhức chân, người mang giày cao gót thường xuyên trong thời gian dài còn bị căng cơ lưng, gây áp lực cho phần xương sống. Cho nên, tình trạng chấn thương, đau nhức lưng, bả vai cũng gia tăng.

Mất ngủ: Rối loạn giấc ngủ ban đầu thường là kéo dài giai đoạn ngủ nông, làm ta có cảm giác chưa được ngủ và không khỏe khi thức dậy.

Đau vùng cổ gáy: Thường do sai tư thế: do vẹo cổ bởi gối đầu cao, nằm sai tư thế, ngồi lâu, cúi lâu (đánh máy vi tính, đọc sách, tham khảo tài liệu với nhiều thời gian phải cúi xuống...); do mang vác nặng sai tư thế hoặc bị nhiễm nóng lạnh đột ngột làm giảm sự cung cấp ôxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến hội chứng đau vai gáy.  Nếu bệnh nhẹ, cơn đau không kéo dài, bản thân người bệnh có thể tự điều trị bớt đau bằng cách dùng cao dán hoặc dùng hai bàn tay xoa bóp bấm huyệt cho vùng cổ, vai, gáy để giảm đau. Với các trường hợp bệnh diễn tiến nặng (trầm trọng, kéo dài…) người bệnh cần đươc thăm khám và điều trị đúng cách bởi thầy Thu*c có đầy đủ kiến thức và chuyên môn.

Chăm sóc sức khỏe cho nhân viên văn phòng

Ăn đúng để sống khỏe

Chế độ ăn uống của dân văn phòng là rất quan trọng. để có một sức khỏe tốt và làm việc hiệu quả thì đây là những lời khuyên ăn uống lành mạnh mà dân văn phòng chú ý:

Ăn đa dạng các nhóm thực phẩm: Là nhóm người cần rất nhiều năng lượng để làm việc là ăn uống đầy đủ, đa dạng các nhóm thực phẩm, đặc biệt là vào bữa trưa. Một bữa ăn cân đối cần có đủ 4 nhóm thực phẩm: nhóm bột đường; nhóm giàu đạm (protein), chất béo, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra cần cung cấp đầy đủ  chất xơ cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa.

giảm bớt tinh bột xấu: tinh bột có tính chuyển hóa rất nhanh để tạo thành năng lượng cho cơ thể. với đặc thù công việc ít vận động, hầu hết dân văn phòng sẽ không thể đốt cháy được hết năng lượng dư thừa nếu có lỡ ăn quá nhiều tinh bột. số năng lượng dư này sẽ dễ dàng chuyển hóa thành mỡ thừa, gây ra béo bụng.

tăng cường chất béo lành mạnh: do e ngại các vấn đề liên quan đến “mỡ” như béo bụng, mỡ máu… nvvp thường có xu hướng loại bỏ chất béo ra khỏi bữa ăn, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến sức khỏe như thiếu hụt dinh dưỡng (nhất là các vitamin tan trong béo), suy yếu hệ miễn dịch, mất cân bằng dinh dưỡng. thay vào đó việc tăng cường sử dụng các chất béo chưa no thay vì chất béo no sẽ tốt hơn cho cơ thể.

Ăn vặt lành mạnh: Ăn vặt đúng cách là không xấu, những bữa ăn nhẹ với đồ ăn vặt lành mạnh có vai trò thúc đẩy trao đổi chất và cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, ăn có chọn lọc là chìa khóa để có được một cơ thể khỏe mạnh. Nên hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn có nhiều calo và chất béo bão hòa và tăng cường các loại hoa quả, hạt lành mạnh.

Uống đủ nước: Uống đủ nước trong một ngày là điều rất quan trọng. Nước là một trong những thành tố quan trọng nhất của cơ thể để duy trì sự sống. Hỗ trợ quá trình trao đổi chất và có tác dụng trung hòa những chất độc. Nên chú ý cân bằng giữa các nguồn cung cấp nước như nước lọc, nước ép hoa quả, trà, cà phê,… để tránh tình trạng sử dụng quá nhiều caffeine trong thời gian dài.

Căng thẳng, stress tiêu cực có thể gây nhiều nguy hại cho sức khỏe của cơ thể. nếu bị căng thẳng kéo dài có thể gây rối loạn giấc ngủ dẫn đến mất ngủ, rối loạn thèm ăn dẫn đến ăn uống không lành mạnh (chán ăn hoặc ăn quá nhiều thực phẩm không lành mạnh); hoặc gây nên việc lạm dụng các chất kích thích như Thu*c lá, bia rượu hay thậm chí là các chất cấm.

Xây dựng lối sống lành mạnh

Căng thẳng, stress tiêu cực có thể gây nhiều nguy hại cho sức khỏe của cơ thể. nếu bị căng thẳng kéo dài có thể gây rối loạn giấc ngủ dẫn đến mất ngủ, rối loạn thèm ăn dẫn đến ăn uống không lành mạnh (chán ăn hoặc ăn quá nhiều thực phẩm không lành mạnh) hoặc gây nên việc lạm dụng các chất kích thích như Thu*c lá, bia rượu hay thậm chí là các chất cấm.  nvvp cần có ý thức bảo vệ sức khỏe tinh thần, hạn chế tối đa tình trạng stress, mệt mỏi thông qua các hành động như:

Suy nghĩ hạnh phúc: Cần suy nghĩ về một tình huống buồn cười hoặc một cái gì đó hoặc ai đó ngạc nhiên thích thú, có thể giải phóng căng thẳng và nâng tâm trạng lên. Một tiếng cười và nói đùa với bạn bè hoặc đồng nghiệp là tốt nhất, hoặc xem một cuốn sách hoặc tạp chí hài hước.

Sắp xếp công việc: Hãy nhớ rằng, chúng ta chỉ là con người và không thể mong đợi để làm tất cả mọi thứ. Nếu cần thiết chỉ chọn công việc tiêu biểu để ưu tiên làm trước. Những nhiệm vụ không quan trọng có thể được để lại cho một thời điểm khác hoặc nhờ người khác giúp đỡ.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Một giấc ngủ tốt có thể giúp sửa chữa và đổi mới tinh thần và thể chất. Sau một đêm ngon giấc, cảm thấy thoải mái, tươi mát và tràn đầy năng.

hạn chế sử dụng Thu*c lá, bia rượu: hãy nên nhớ việc sử dụng Thu*c lá, bia rượu hay nguy hại hơn là các chất kích thích không giúp sức khỏe tinh thần của bạn được tốt hơn, mà ngược lại nó còn mang đến nhiều tác động tiêu cực hơn cho tinh thần, thể chất và sức khỏe của bạn. thay vì sử dụng các sản phẩm nguy hại này, hãy tập trung vào các phương pháp giải tỏa tinh thần lành mạnh và hiệu quả hơn.

Tăng cường vận động: Việc tăng cường di chuyển, vận động, đứng làm việc thay vì ngồi yên, tập luyện các động tác đơn giản tại nơi làm việc như xoay người, vặn mình có thể mang lại nhiều tác động tích cực cho sức khỏe. Xây dựng thói quen tốt tại nhà như tản bộ thay vì ngồi xem tivi, đi thang bộ thay vì lạm dụng thang máy cũng giúp hạn chế tinh trạng thừa cân, béo phì và tăng cường sức khỏe.

Thực hiện các động tác xoa bóp đơn giản: các động tác xoa bóp mắt, bàn chân, vai gáy đơn giản có thể giúp lưu thông khí huyết, giảm mệt mỏi, cải thiện sức khỏe cho cơ thể. cần chú ý với các động tác phức tạp, đòi hỏi tính chuyên môn, kỹ thuật cần được thực hiện hoặc hướng dẫn bởi người có chuyên môn phù hợp.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cham-soc-suc-khoe-cho-nhan-vien-van-phong-n176049.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY