Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Chăm sóc và phòng ngừa viêm da tiết bã tái phát

Chăm sóc và dự phòng tốt sẽ hỗ trợ đắc lực cho quá trình ngăn ngừa bệnh viêm da tiết bã tái phát nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe làn da...

viêm da tiết bã là bệnh lý mãn tính, tiến triển dai dẳng và rất dễ tái phát. cần chăm sóc và phòng ngừa đúng cách để tránh bệnh viêm da tiết bã tái phát. chăm sóc tốt cũng sẽ giúp làm dịu da, giảm ngứa và tăng sức đề kháng cũng như khiến da nhanh chóng phục hồi.

Viêm da tiết bã là bệnh gì?

Viêm da tiết bã còn được gọi với tên quen thuộc là bệnh viêm da dầu. thuật ngữ này mô tả tình trạng viêm da mãn tính, rất dễ tái phát nhiều lần. và thường ảnh hưởng tới vùng da đầu, mặt, ngực hay những vùng da có hoạt động tiết bã nhờn mạnh.

Bệnh lý này có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và cả người trưởng thành. đa phần các trường hợp mắc bệnh viêm da tiết bã đều sẽ có xu hướng tiến triển mãn tính, dai dẳng gây khó khăn cho quá trình khắc phục.

Bệnh viêm da tiết bã đặc trưng bởi những tổn thương da có dạng ban hồng/ đỏ, da có nhờn và có vảy khô kết hợp. mặc dù được đánh giá là lành tính, không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng bệnh lại có tính cố thủ, dễ tái phát. điều này ảnh hưởng lớn đến giá trị thẩm mỹ của làn da cũng như tâm lý của người bệnh.

Cách chăm sóc và phòng ngừa viêm da tiết bã tái phát

Bên cạnh việc nghiêm túc thực hiện các phương pháp điều trị theo chỉ định bác sĩ thì bạn cần chú ý đến vấn đề chăm sóc và dự phòng. chăm sóc và dự phòng tốt sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh viêm da tiết bã tái đi tái lại. đồng thời hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và hàng rào bảo vệ chi da, giúp da nhanh chóng sáng khỏe trở lại.

Cần chú ý đến 8 vấn đề dưới đây trong việc chăm sóc và phòng ngừa viêm da tiết bã tái phát:

1. Vệ sinh và làm sạch da mỗi ngày

Những người bị viêm da tiết bã thường có tuyến bã nhờn hoạt động quá mức. điều này khiến cho da đổ nhiều dầu thừa gây bít tắc lỗ chân lông. từ đó tạo điều kiện cho các loại vi nấm và vi khuẩn tấn công.

Để hạn chế tổn thương da lan rộng, đồng thời phòng ngừa bệnh viêm da tiết bã tái phát thì bạn cần chú trọng đến bước làm sạch da:

    Vệ sinh da nhiều lần trong ngày, đối với da mặt cần rửa sạch với sữa rửa mặt 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối.

2. Thường xuyên dưỡng ẩm cho da

Dưỡng ẩm cho da là bước chăm sóc không thể thiếu sau khi da được làm sạch và lau khô. được cung cấp độ ẩm cần thiết, làn da của bạn sẽ luôn bóng khỏe và mịn màng. đồng thời nang lông cũng sẽ giảm tiết bã nhờn, hạn chế nguy cơ bị bít tắc lỗ chân lông.

Thường xuyên dưỡng ẩm cho làn da với tần suất 2 lần/ngày còn giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da, tăng miễn dịch cho da, giúp da luôn căng bóng và mềm mịn Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho da, bạn cần chú ý chọn các loại kem dưỡng lành tính.

Các sản phẩm có chứa các thành phần dưỡng ẩm da như Vitamin E, Acid Hyaluronic, Shea Butter, Glycerin… hiện đang được sử dụng rất phổ biến. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các loại kem dưỡng có bổ sung thêm các thành phần hoạt chất giúp phục hồi và nuôi dưỡng da. Bao gồm Niacinamide, Lactic acid, Vitamin B5, Vitamin C, chiết xuất yến mạch…

3. Chú trọng đến bước tẩy tế bào ch*t

Các tế bào ch*t thường không gây hại cho làn da. tuy nhiên nếu cộng hưởng với bã nhờn dư thừa và bụi bẩn có thể gây bít tắc lỗ chân lông. điều này không chỉ làm tăng nguy cơ tái phát bệnh viêm da tiết bã mà còn khiến da bị sạm và tối màu.

Tẩy tế bào ch*t thường xuyên là bước không thể bỏ qua với quá trình chăm sóc da, kể cả da mặt và da body. áp dụng cách này với tần suất đều đặn 2 tuần/lần sẽ giúp da được thông thoáng, mềm mịn và đều màu hơn. tuy nhiên cần chú ý chọn các sản phẩm dịu nhẹ hay tận dụng các nguyên liệu tự nhiên như bột đậu đỏ, bột yến mạch, chanh hay sữa chua…

4. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Xây dựng và duy trì một chế độ ăn uống khoa học cũng chính là cách tốt giúp tăng cường sức đề kháng cho làn da. đồng thời hỗ trợ kiểm soát triệu chứng cũng như làm giảm nguy cơ tái phát bệnh viêm da tiết bã nhờn.

Cần chú ý đến các vấn đề sau đây trong ăn uống:

    Cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho da từ các loại rau củ quả tươi. Điều này sẽ giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da, tăng miễn dịch và giúp da sáng khỏe, đều màu hơn.

5. Chống nắng và bảo vệ da khi đi ra ngoài

Các chuyên gia da liễu cho biết, ánh nắng mặt trời có thể sẽ kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn và khiến da tiết nhiều dầu cũng như mồ hôi hơn. tình trạng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm và các tác nhân gây hại tấn công gây tái phát triệu chứng viêm da tiết bã.

Ngoài ra, việc tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời còn làm tăng sắc tố melanin trong da. Đây cũng chính là nguyên nhân gây thâm nám, tàn nhang và khiến da suy giảm chức năng miễn dịch tự nhiên. Đồng thời còn thúc đẩy quá trình lão hóa và hình thành các nếp nhăn trên da.

Khi đi ra ngoài bạn cần chú ý che chắn và bảo vệ da cẩn thận. Hãy thoa kem chống nắng, mặc áo khoác, dùng khẩu trang để hạn chế sự tiếp xúc của da với ánh nắng mặt trời.

6. Uống đủ nước

Bổ sung đủ cho cơ thể 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày là liều Thu*c tự nhiên rất tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe làn da nói riêng. Uống đủ nước sẽ hạn chế tình trạng khô da và giữ được độ ẩm tự nhiên cần thiết cho da. Đồng thời thúc đẩy tốt hơn các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Nhờ đó mà quá trình chữa lành và hồi phục da cũng sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.

Để tốt hơn cho sức khỏe làn da, ngoài uống nước lọc thì bạn có thể bổ sung thêm các loại nước ép từ rau xanh và hoa quả tươi. Chúng sẽ giúp cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu để làn da tăng cường hàng rào bảo vệ, đàn hồi tốt và luôn sáng khỏe.

7. Sử dụng mặt nạ tự nhiên

Bệnh viêm da tiết bã thường có xu hướng bùng phát cao ở vùng da mặt. mặt cũng chính là vùng da rất nhạy cảm nên tổn thương thường kích hoạt ở mức độ nghiêm trọng hơn. chính vì thế mà bạn cần chú ý trong vấn đề chăm sóc và dự phòng để ngăn ngừa bệnh viêm da tiết bã tái phát.

Sử dụng mặt nạ tự nhiên để đắp mặt là cách chăm sóc và dưỡng da mặt tốt nhất:

Đắp mặt với mặt nạ từ mật ong và nha đam:

Cả mật ong và nha đam đều là 2 nguyên liệu tự nhiên có tác dụng giúp nuôi dưỡng và cân bằng độ ẩm trên da rất tốt. mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa với tác dụng kiểm soát hoạt động bài tiết bã nhờn. đồng thời tiêu trừ các gốc tự do và ức chế hoạt động của một số vi khuẩn gây hại cho da.

Còn nha đam lại có tác dụng làm dịu và mát da, dưỡng ẩm cho làn da từ sâu bên trong. các tinh chất có trong nha đam còn thúc đẩy nhanh chóng quá trình hàn gắn tổn thương và tăng cường hàng rào bảo vệ da. từ đó phòng ngừa được nguy cơ tái phát bệnh viêm da tiết bã.

Cách thực hiện đơn giản như sau:

    Chuẩn bị 2 thìa gel nha đam tươi cùng 1 thìa mật ong.

Sử dụng mặt nạ từ bột yến mạch và sữa chua không đường:

Mặt nạ từ sữa chua và yến mạch không chỉ có tác dụng dưỡng ẩm mà còn loại bỏ tế bào ch*t. Từ đó giúp làm sạch da và nuôi dưỡng sức khỏe làn da từ sâu bên trong. Sữa chua có chứa nhiều acid lactic giúp nới lỏng liên kết giữa các vảy da ch*t. Điều này sẽ giúp làm mềm da và loại bỏ tế bào ch*t một cách dễ dàng.

Cùng với đó hàm lượng acid furelic và avenanthramides dồi dào trong yến mạch sẽ giúp kháng viêm, làm giảm ngứa và tăng sức đề kháng cho làn da. đắp mặt nạ này sẽ giúp bảo vệ da khỏi tác nhân gây kích thích và ngăn ngừa bệnh viêm da tiết bã tái phát.

Dưới đây là cách thực hiện:

    Chuẩn bị 2 thìa sữa chua không đường cùng 1 thìa bột yến mạch.

Các loại mặt nạ này không chỉ phù hợp với da mặt mà còn có thể áp dụng với bất cứ vùng da nào trên cơ thể hay áp dụng cho toàn thân. Với mặt nạ sữa chua yến mạch, nếu dùng toàn thân bạn nên thêm vào 1 ít nước cốt chanh để nâng cao hiệu quả làm sạch da.

8.Các biện pháp phòng ngừa khác

Bên cạnh các biện pháp chăm sóc nêu trên, bạn cần chú ý đến các phương án khác để giúp ngăn ngừa bệnh viêm da tiết bã tái phát tốt hơn. cần thực hiện tốt một số biện pháp phòng ngừa dưới đây:

    Thường xuyên tập thể dục thể thao mỗi ngày, đồng thời ăn uống khoa học để nâng cao đề kháng và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Bài viết đã hướng dẫn bạn các cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm da tiết bã tái phát. để giúp tổn thương da nhanh chóng hồi phục, tăng đề kháng và hàng rào bảo vệ da thì cần thực hiện tốt các biện pháp này. chúng không chỉ giúp phòng ngừa bệnh viêm da tiết bã mà còn làm giảm nguy cơ bùng phát các bệnh da liễu mãn tính khác.

Có thể bạn quan tâm:

    Bật mí 6 cách trị viêm da tiết bã tại nhà an toàn dễ thực hiện

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cham-soc-va-phong-ngua-viem-da-tiet-ba-tai-phat)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY