Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Chân bị huyết khối tĩnh mạch do biến chứng bệnh tiểu đường

Mẹ cháu 52 tuổi, bị tiểu đường, gần đây bị sưng phù chân, khám ở BV Gia Định được chẩn đoán là huyết khối tĩnh mạch chân trái. Xin hỏi tình trạng mẹ cháu như thế nào? (Dong).

Ảnh minh họa: Health

Chào bạn,

Có thể mẹ của bạn bị huyết khối tĩnh mạch sâu chân trái và đã được điều trị bằngnội khoa bảo tồn. Bình thường tĩnh mạch chân có nhiệm vụ dẫn máu về tim.

Nếu có huyếtkhối trong lòng tĩnh mạch, máu về tim sẽ bị cản trở và ứ đọng ở chân gây phù. Bên cạnh đó, huyếtkhối có thể vỡ ra và theo dòng máu trở về tim, sau đó được bơm lên phổigây thuyên tắc độngmạch phổi.

Tình trạng này nhẹ thì gây ảnh hưởng nặng nề đến chức năng hô hấp, tim mạch, nặng có thểdẫn đến đột tử.

Thông thường bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sẽ được điều trị nội khoa bằngThu*c kháng đông nhằm mục đích không cho huyết khối lan rộng và làm giảm nguy cơ thuyên tắc phổi.Phương pháp này có những hiệu quả nhất định và đã được áp dụng từ trước đến nay.

Tuy nhiên, nhượcđiểm là huyết khối vẫn còn nằm trong lòng tĩnh mạch, dù sau đó được tiêu hủy một phần, song phầncòn lại có thể gây tắc hẹp tĩnh mạch ở các mức độ khác nhau sẽ cản trở dòng máu từ chân về tim.

Từđó gây nên các triệu chứng của suy tĩnh mạch như đau, phù chân và có thể loét chân không lành, ảnhhưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống. Y văn gọi đó là suy tĩnh mạch hậu huyết khối.

Phương pháp điều trị mới được khuyến cáo hiện nay là lấy huyết khối tĩnh mạchtrong giai đoạn sớm (dưới 14 ngày) hoặc nong và đặt stent tĩnh mạch chậu bị tắc trong giaiđoạn mạn tính (muộn hơn 6 tháng).

Các phương pháp này, nếu được thực hiện đúng cách trên đối tượngphù hợp, đúng chuyên khoa với đội ngũ bác sĩ phẫu thuật mạch máu có kinh nghiệm có thể giúp khắcphục các nhược điểm của phương pháp điều trị nội khoa bảo tồn.

Ở tuổi ngoài 50 như mẹ bạn là phù hợp với các phương pháp điều trị mới ở trên.Trường hợp mẹ bạn được chẩn đoán có hội chứng suy tĩnh mạch hậu huyết khối và tắc hẹp tĩnh mạchchậu, phương pháp điều trị được khuyến cáo là nong và stent tĩnh mạch chậu.

Thân mến.

ThS.BS  Lê Thanh Phong - VnExpress


Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/chan-bi-huyet-khoi-tinh-mach-do-bien-chung-benh-tieu-duong-n203708.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY