Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Cháu điều trị cường giáp 1 năm rồi nhưng bướu ngày càng lớn, cháu phải làm sao ạ?

(Mangyte) - Cháu nên tiếp tục điều trị nội hay xin chỉ định phương pháp khác? Liệu khả năng khỏi có cao không ạ?

Kính gửi các bác sĩ,

Cháu 22 tuổi (nữ), hiện tại là sinh viên. Cháu bắt đầu điều trị cường giáp từ tháng 4/2010, lúc đó bướu đã nhìn thấy rõ.

Mẹ và dì cháu cũng bị bướu Basedow. Mẹ cháu mổ cách đây 10 năm (là bướu đơn thuần, không rõ hay suy giáp), đến nay không hề tái phát. Còn dì cháu bị , mổ từ 2005, tái phát nửa năm trước.

- Triệu chứng của cháu: da nóng, ẩm; hay hồi hộp, dễ xúc động; tay chân run; cân nặng 39.5 kg (cao 1m63), bình thường nặng khoảng 44 - 45 kg; chán ăn, mất ngủ; đi bộ hoặc leo cầu thang, đi ngoài trời nắng thấy rất mệt; rối loạn kinh nguyệt.

- Kết quả xét nghiệm […]

Hiện tại tay cháu bớt run, nặng 47kg, các triệu chứng khác giảm không đáng kể, đặc biệt bướu ngày càng lớn, nuốt khan cũng thấy vướng.

Cháu nên tiếp tục điều trị nội hay xin chỉ định phương pháp khác? Liệu khả năng khỏi có cao không ạ? Rất mong nhận được góp ý của các BS.

(Nguyen Tam - Hương Khê, Hà Tĩnh)

Trả lời:

Tâm thân mến,

Cháu đã bệnh Basedow trên một năm và ghi chép các kết quả xét nghiệm cực kỳ tỉ mỉ nên AloBacsi nghĩ rằng hẳn là cháu cũng đã tìm hiểu ít nhiều về căn bệnh trên.

Basedow hay bệnh Graves, còn gọi là bướu giáp có lồi mắt là bệnh thường gặp trong các bệnh nội tiết, xảy ra ở mọi lứa tuổi , nữ mắc nhiều hơn nam gấp 7 lần.

Bệnh có biểu hiện:

- Bướu giáp to lan toả.

- Sờ thấy rung miêu và nghe có tiếng thổi liên tục tại bướu giáp.:

- Mắt lồi.

- Run tay.

- Thay đổi tính tình.

- Mạch nhanh.

- Ăn nhiều nhưng gầy sút nhanh.

Làm xét nghiệm máu thấy:

- Chuyển hoá cơ sở tăng cao.

- Lượng T3 và T4 trong máu tăng cao, TSH giảm so với bình thường

Hiện nay có 3 phương pháp chính để bệnh Basedow là: nội khoa, iod phóng xạ và ngoại khoa (phẫu thuật).

Điều trị nội khoa:

- Dùng các Thu*c làm giảm tổng hợp và bài tiết hocmon tuyến giáp (Thu*c kháng giáp tổng hợp, các Thu*c iod, các muối Lithium...) kết hợp với các Thu*c ức chế thần kinh giao cảm (ức chế β), corticoid, an thần,...

- Phương pháp này được dùng cho hầu hết các bệnh nhân Basedow, tuy nhiên tỉ lệ khỏi bệnh chỉ đạt 45-50%, thời gian kéo dài 1,5 - 2 năm và không dùng được cho các bệnh nhân bị dị ứng Thu*c hoặc đang có thai hay cho con bú...

Điều trị bằng iod phóng xạ:

- Tỉ lệ khỏi bệnh lúc đầu có thể đạt 80-90% nhưng có thể để lại nhiều biến chứng về lâu dài khó kiểm soát được (nhược giáp tăng dần, ung thư hóa, sinh quái thai...)

- Không được dùng trên phụ nữ có thai và trẻ em

- Thường chỉ dùng cho các bệnh nhân trên 40 tuổi không muốn có con thêm. Nếu bệnh nhân đổi ý và muốn có con, có thể thụ thai hơn 3 tháng sau điều trị. Bệnh nhân dưới 30 tuổi nội khoa không khỏi và không đủ điều kiện để ngoại khoa.

Điều trị ngoại khoa: cắt bỏ tuyến giáp gần toàn phần

- Mổ cắt gần như hoàn toàn tuyến giáp, có tỉ lệ khỏi bệnh cao (90-98%), thời gian ngắn hơn nội khoa rất nhiều nhưng có thể gặp một số các biến chứng do gây mê và phẫu thuật.

- Phương pháp này được dùng khi bệnh đã được nội khoa ít nhất 3-6 tháng nhưng kết quả không ổn định hoặc không khỏi.

Basedow có bướu giáp to gây chèn ép hoặc có bướu giáp nằm lạc chỗ vào trong lồng ngực.

Basedow mà bệnh nhân không dùng được Thu*c kháng giáp tổng hợp do bị các tác dụng phụ của Thu*c hoặc đang có thai.

Trường hợp của cháu, hơn 1 năm các kết quả xét nghiệm đã trở về gần như bình thường, nhưng các triệu chứng của bệnh Basedow giảm không đáng kể, đặc biệt bướu ngày càng lớn, nuốt thấy vướng thì cháu nên tái khám để BS sẽ cân nhắc lựa chọn PP thích hợp trong giai đoạn này.

Thân ái!

BS Chuyên khoa của AloBacsi

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/chau-dieu-tri-cuong-giap-1-nam-roi-nhung-buou-ngay-cang-lon-chau-phai-lam-sao-a-n18169.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Ung thư tuyến giáp không phải là một loại bệnh ung thư rất thường gặp. Có nhiều loại ung thư tuyến giáp khác nhau và mỗi loại có phương pháp điều trị khác nhau. Tiên lượng cho những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, nói chung, ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt.
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY