Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Chế độ ăn hạn chế chất dinh dưỡng trị liệu

Chế độ ăn 1000 mg muối cần hạn chế thêm nữa những thức ăn thường ngày. Hiện nay có sẵn các thức ăn có natri thấp đặc biệt để giúp cho chế độ ăn như vậy.

Những chế độ ăn trị liệu đặc hiệu cơ thể được lập ra để tạo điều kiện cho xử trí y học các bệnh thường gặp nhất. Trong hầu hết các trường hợp, tư vấn với thầy Thu*c chuyên khoa dinh dưỡng là cần thiết để lập ra và thực hiện những thay đổi chính trong chế độ ăn. Người thầy Thu*c cần làm quen với những chỉ định cho chế độ ăn đặc hiệu và thành phần cơ bản của chế độ ăn để tạo thuận lợi cho việc tham khảo và tăng tối đa sự thực hiện của bệnh nhân. Chế độ ăn trị liệu là mọi quá trình khó thực hiện và không phải tất cả bệnh nhân đều có thể hợp tác đầy đủ. Đề nghị bệnh nhân ghi lại chế độ ăn trong 3 - 5 ngày có thể giúp hiểu được sự vận chuyển ruột của bệnh nhân.

Những chế độ ăn trị liệu có thể được chia thành 3 nhóm: 1. chế độ ăn thay đổi độ đặc của thức ăn; 2. chế độ ăn hạn chế hoặc thay đổi thành phần thức ăn; và 3. chế độ ăn bổ sung thành phần thức ăn.

Chế độ ăn có thể được dự tính để hạn chế (hoặc loại trừ) bất kỳ chất dinh dưỡng hoặc thành phần thức ăn nào. Chế độ ăn hạn chế được sử dụng phổ biến nhất là chế độ ăn hạn chế natri, chất béo và protein. Những chế độ ăn hạn chế khác bao gồm hạn chế gluten trong bệnh sprue, giảm kali và phospho trong thiểu năng thận, và nhiều chế độ ăn loại trừ trong dị ứng thức ăn.

Chế độ ăn hạn chế natri

Chế độ ăn ít natri được sử dụng trong xử trí tăng huyết áp và trong các tình trạng mà giữ natri và phù là biểu hiện nổi trội, đặc biệt là suy tim sung huyết, bệnh gan mạn tính, và suy thận mạn tính. Hạn chế natri có lợi hoặc không với liệu pháp lợi niệu. Khi thực hiện chế độ ăn này kết hợp với các Thu*c lợi niệu thì hạn chế natri cho phép dùng liều Thu*c lợi niệu thấp hơn và có thể ngăn ngừa được các tác dụng phụ. Bài tiết kali, đặc biệt liên quan trực tiếp tới sự phân bố natri ở ống thận xa và hạn chế natri sẽ làm tăng mất kali liên quan đến Thu*c lợi niệu.

Chế độ ăn điển hình của người Mỹ có chứa tối thiểu 4 - 6g (175 - 260 mEq) natri/ngày. Chế độ ăn không bổ sung muối chứa khoảng 3g natri (132 mEq)/ ngày. Có thể đạt được hạn chế hơn nữa bằng chế độ ăn 2g hoặc 1g natri một ngày. Những chế độ ăn hạn chế quá nhiều natri khó có thể được bệnh nhân chấp nhận và ít được áp dụng.

Natri trong chế độ ăn bao gồm natri có tự nhiên trong thức ăn, natri bổ sung trong quá trình chế biến thực phẩm và natri do người tiêu dùng bổ sung trong quá trình nấu và ăn. Mỗi loại chiếm khoảng 1/3 lượng natri trong chế độ ăn hiện hành. Chế độ ăn cho phép dùng 2000 mg natri/ngày là dễ nhất để dự tính và thực hiện. Những chế độ ăn như vậy nhìn chung đã loại trừ muối bổ sung. Hầu hết thực phẩm chế biễn sẵn, và một số thức ăn đặc biệt sẽ có lượng natri cao. Bệnh nhân áp dụng chế độ ăn này trong vòng 2 - 3 tháng sẽ mất cảm giác thèm những thức ăn có vị mặn và thường có thể tiếp tục hạn chế muối đưa vào một cách vô hạn định. Nhiều bệnh nhân tăng huyết áp nhẹ sẽ giảm huyết áp rõ rệt (khoảng 5 mmHg ở huyết áp tâm trương) với mức hạn chế muối này.

Những bệnh nhân khác cần phải hạn chế muối nữa (khoảng 1000 mg/ ngày) để làm giảm huyết áp.

Chế độ ăn 1000 mg muối cần hạn chế thêm nữa những thức ăn thường ngày. Hiện nay có sẵn các thức ăn có natri thấp đặc biệt để giúp cho chế độ ăn như vậy. Những chế độ ăn này khó thực hiện và nhìn chung là dành cho những bệnh nhân nằm viện và bệnh nhân ngoại trú vận chuyển ruột nhanh thường nhất là bệnh nhân bị bệnh gan hoặc cổ trướng nặng.

Chế độ ăn hạn chế mỡ

Chế độ ăn hạn chế mỡ truyền thống được sử dụng trong điều trị các hội chứng kém hấp thụ mỡ. Những chế độ ăn này sẽ cải thiện các triệu chứng ỉa chảy với phân mỡ không phụ thuộc vào những bất thường về S*nh l* nguyên phát bằng cách hạn chế lượng acid béo đi đến đại tràng.

Mức độ cần thiết hạn chế mỡ để kiểm soát các triệu chứng phải được cụ thể hóa. Những bệnh nhân kém hấp thu nặng có thể hạn chế tới 40 - 60 g mỡ mỗi ngày. Chế độ ăn từ 60 - 80g mỡ mỗi ngày có thể áp dụng cho những bệnh nhân có sự bất thường ít nghiêm trọng hon.

Nhìn chung, chế độ ăn hạn chế mỡ đòi hỏi luộc, nướng hoặc thịt và cá luộc, loại bỏ da của cá và gia cầm, và dùng những thức ăn này như là nguồn protein chính; sử dụng các sản phẩm sữa gầy; tránh món tráng miệng, nước sốt thịt và các loại nước sốt khác.

Chế độ ăn ít cholesterol và ít chất béo bão hòa

Chế độ ăn hạn chế chất béo mà đặc biệt là hạn chế chất béo bão hòa và cholesterol từ thức ăn là trụ cột của điều trị bằng ăn uống tăng lipid huyết. Những chế độ ăn tương tự cũng được khuyên dùng trong đái tháo đường và để ngăn ngừa bệnh mạch vành. Những khuyến cáo hiện nay để ngăn ngừa ung thư bằng việc thay đổi chế độ ăn cũng bao gồm cả hạn chế chất béo.

Mục tiêu của những chế độ ăn này là hạn chế mỡ toàn phần tới 30% calo và đạt được trọng lượng cơ thể bình thường bằng cách hạn chế calo. Chất béo bão hòa bị hạn chế tới 10% calo và cholesterol trong thức ăn là 300 mg/ ngày. Chất béo bão hòa có thể được thay thế hoặc bằng các carbonhydrat phức hợp hoặc nếu cân bằng năng lượng cho phép thì bằng những chất béo đơn chưa bão hòa. Chất béo bão hòa, chất béo toàn phần và cholesterol từ chế độ ăn có thể được hạn chế thêm nữa, nhưng các nghiên cứu gợi ý rằng nếu hạn chế thêm nữa thì sẽ có ít hơn nữa ưu điểm trong sự thay đổi toàn bộ lipid huyết thanh.

Chế độ ăn hạn chế protein

Chế độ ăn hạn chế protein phổ biến nhất được áp dụng cho những bệnh nhân bị bệnh não - gan do bệnh gan mạn tính và những bệnh nhân suy thận để cải thiện diễn tiến sớm của bệnh và để giảm các triệu chứng tăng urê huyết trong trường hợp bệnh nặng hơn. Bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa acid amin bẩm sinh và những bất thường khác dẫn tới tăng amoniac huyết cũng cần hạn chế protein hoặc các acid amin đặc hiệu.

Hạn chế protein là để hạn chế sự tạo ra các chất thải nitơ. Năng lượng đưa vào phải đủ để tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả protein từ thức ăn. Protein phải có giá trị sinh học cao và phải cung cấp đủ lượng để đạt được nhu cầu tối thiểu. Với hầu hết bệnh nhân, chế độ ăn cần chứa ít nhất 0,6g protein/kg/ngày. Những bệnh nhân bị bệnh não không đáp ứng với mức độ hạn chế này thì không thể đáp ứng với mức hạn chế thêm nữa.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoandinhduong/che-do-an-han-che-chat-dinh-duong-tri-lieu/)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY