Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Chế độ dinh dưỡng cho bé vui khỏe đến trường

Trẻ ăn đa dạng thực phẩm, ưu tiên vitamin, sắt, kẽm, đạm, bổ sung lợi khuẩn trong cam, bông cải, sữa chua… để tăng đề kháng, đủ sức tiếp thu bài vở.

Sau hơn 3 tuần không có ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, cả nước dần trở về nhịp sinh hoạt bình thường, các trường đón học sinh đi học trở lại. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường trên thế giới, phụ huynh nên chú ý chế độ dinh dưỡng của trẻ để đảm bảo bé quay lại trường an toàn, vui khỏe.

Tăng cường sức đề kháng từ chế độ ăn hàng ngày

Áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng với đa dạng thực phẩm để "tiếp sức" cho hệ miễn dịch của bé. Các loại đậu cùng rau củ, trái cây dồi dào vitamin A, C, chất xơ (cam, chanh, quýt, bưởi, bông cải...); thịt giàu vitamin B6 như thịt gà, động vật có vỏ giàu kẽm (tôm, cua, vẹm...) là những "ứng cử viên" hàng đầu trong việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Bữa ăn chính có khoảng 10-15 loại thực phẩm, trong đó khoảng 3-5 loại rau củ, 2-3 loại cung cấp chất đạm. Tỷ lệ các chất sinh năng lượng trong khẩu phần cho bé gồm chất đạm cung cấp 13-20% tổng nhu cầu năng lượng, chất béo 20-30%, chất bột đường 55-65%.

Theo các nghiên cứu khoa học, phần lớn hệ miễn dịch nằm tại đường ruột. Để tăng cường đề kháng cần chăm sóc đường ruột khỏe mạnh. Một trong những cách tăng đề kháng là bổ sung lợi khuẩn để hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập vào cơ thể. Mẹ có thể lựa chọn sữa, sữa chua, phô mai, thực phẩm lên men... mang đến nguồn lợi khuẩn cho cơ thể của bé.

Giúp bé tự tin bắt nhịp lại trường lớp

Đi học lại sau thời gian ở nhà, nhiều trẻ có thể cảm thấy bị "ngợp" với khối lượng bài vở, gặp khó khăn khi làm quen với thời khóa biểu. Bố mẹ không nên đặt nặng áp lực điểm số lên con, nhẹ nhàng hướng dẫn bé một số bí quyết sắp xếp thời gian hiệu quả, đồng thời khuyến khích con chia sẻ buồn vui khi đi học lại. Sự động viên đúng lúc của bố mẹ là nguồn động lực rất lớn cho trẻ.

Bên cạnh đó, mẹ nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm giàu axit béo omga-3, vitamin B, sắt... có lợi cho trí não bộ hoạt động như cà rốt, đậu nành, trứng, bông cải xanh, thịt gà, thịt bò, cá hồi, hạnh nhân... Bố mẹ có thể "bỏ túi" thêm trợ thủ đắc lực cho bé khi đến trường hằng ngày giúp con tập trung tiếp thu bài hiệu quả và tích cực hơn trong hoạt động học tập.

Chế độ tập luyện, vui chơi cân bằng sau giờ học

Cân bằng giữa giờ học trong lớp và hoạt động ngoại khóa rất cần thiết với trẻ. Ngoài giờ học, bố mẹ có thể cùng trẻ xem phim, đọc sách, khuyến khích con thường xuyên tập thể dục, chơi các trò chơi vận động để cả nhà cùng rèn luyện sức khỏe. Trẻ cũng được thư giãn sau những giờ học căng thẳng tại trường.

Thời gian biểu một ngày đa dạng hoạt động là thế. Để bé duy trì sự khỏe khoắn, năng động, mẹ có thể cùng con lên thời khóa biểu học tập, vui chơi, nghỉ ngơi phù hợp. Thời gian vận động của các em 6-12 tuổi khoảng 120 phút mỗi ngày, trong đó, trẻ có thể chơi bộ môn thể thao khoảng 60 phút để nâng cao thể lực. Bé nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày nhằm giữ cơ thể ở trạng thái cân bằng, tràn đầy năng lượng.

Bố mẹ cũng đừng quên nhắc nhở con thường xuyên rửa tay với xà phòng, đeo khẩu trang và nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng dịch theo sự hướng dẫn của thầy cô để bé tự bảo vệ sức khỏe khi ở trường.

Kim Uyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/che-do-dinh-duong-cho-be-vui-khoe-den-truong-4099695.html)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY