Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư

GS.TS Lê Thị Hương-Viện trưởng Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Phụ trách Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng An toàn thực phẩm (Trường Đại học Y Hà Nội) - giải đáp những vấn đề liên quan đến dinh dưỡng cho người bệnh ung thư.

mà đưa ra những thông tin sai lệch, thiếu khoa học. cần biết: trong cơ thể của bệnh nhân ung thư đương nhiên là cùng tồn tại song hành cả tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh, chúng đều tồn tại và phát triển bằng các nguồn thực phẩm mà chúng ta nạp vào cơ thể. hiểu một cách đơn giản bất kỳ loại dưỡng chất, nguồn năng lượng nào nuôi sống chúng ta thì cũng nuôi sống tế bào ung thư. việc kiêng khem các loại thực phẩm giàu đạm, protein... chỉ ăn chay trường mà nghĩ rằng nó có thể giết ch*t tế bào ung thư và khỏi bệnh là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và phản khoa học.

Chế độ ăn của bệnh nhân ung thư hay bất cứ trường hợp nào khác đều cần phải đảm bảo sự cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng: ngũ cốc để cung cấp năng lượng, thịt cá để cung cấp protein, dầu mỡ để cung cấp chất béo, rau quả để cung cấp vitamin và khoáng chất. với kiêng khem loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thậm chí là chỉ ăn 100% gạo lứt, muối mè, trước hết sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt trầm trọng protein (chất đạm). protein rất cần thiết trong việc xây dựng các cấu trúc trong cơ thể, cần có protein đề xây dựng nên các tế bào mới liên tục thay thế cho các tế bào cũ ch*t đi theo chu kỳ bình thường của tế bào. bên cạnh đó, protein còn tham gia vào các chức năng miễn dịch, các loại hormone. do đó, khi thiếu đi protein thì cơ thể trở nên rất mệt mỏi và không thể vận hành một cách bình thường được nữa. với khắc khổ này thì không chỉ tế bào ung thư ch*t mà tế bào lành cũng ch*t. kết cục là bệnh nhân ch*t vì suy kiệt, vì thiếu sức đề kháng, vì thiếu năng lượng trước khi ch*t vì ung thư.

Vậy bệnh nhân ung thư cần ăn uống như thế nào, thưa BS?

- ung thư là một bệnh mãn tính, trực tiếp ảnh hưởng đến cơ quan khởi phát bệnh và có thể di căn đến các vị trí khác, gây ra một loạt các biến chứng, trong đó có tác động tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng. tình trạng dinh dưỡng kém cũng ảnh hưởng ngược lại đến đáp ứng điều trị, cách thức điều trị và chất lượng cuộc sống trên người bệnh. do vậy hỗ trợ ung thư với ý nghĩa hồi phục tình trạng suy mòn/ suy dinh dưỡng, giúp ngăn ngừa các biến chứng và giảm nguy cơ Tu vong liên quan đến ung thư. cùng với đó các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch… có thể khiến người bệnh ăn ít hơn và giảm cân. mục tiêu dinh dưỡng trong thời gian này là duy trì cân nặng lý tưởng và áp dụng một chế độ ăn cân đối, lành mạnh để cung cấp năng lượng, sửa chữa, phục hồi và điều trị bệnh. do đó người bệnh đang điều trị không cần kiêng khem nghiêm ngặt, nhưng nên lưu ý một số điều như: ăn ít nhưng đủ dinh dưỡng, giàu năng lượng và giàu đạm; bổ sung thêm các sản phẩm giàu dinh dưỡng (sữa dinh dưỡng); kiểm soát được lượng thức ăn mà người bệnh ăn vào. nên uống nước trước hoặc sau bữa ăn 30 phút; tránh uống nước trong khi ăn vì điều này có thể làm giảm sự ngon miệng; không nên ăn uống đồ có đường, nước ngọt, thức ăn nhiều chất béo; thường xuyên thay đổi cách chế biến và màu sắc của thức ăn để tăng sự hấp dẫn; tránh ngửi mùi thức ăn khi đang chế biến và giữ vệ sinh răng, miệng.

Nếu không ăn được thức ăn thông thường thì chuyển sang chế độ ăn nhỏ, mềm, nhuyễn (cháo, súp...). khi người bệnh không ăn được hoặc ăn uống thông thường không đảm bảo cung cấp đủ thì phải có các phương pháp hỗ trợ nuôi dưỡng hoặc nuôi dưỡng thay thế.

Mỗi người bệnh có thể trạng khác nhau… do đó bệnh nhân ung thư nên đến gặp bs điều trị hoặc bs dinh dưỡng để thiết lập cho mình chế độ ăn phù hợp, hiệu quả. nhiều bệnh nhân phát hiện ung thư, thay vì đến các bệnh viện để thăm khám, tư vấn của bs thì lại nghe theo các phương pháp chữa bệnh không chính thống, không có trong y văn, sử dụng những sản phẩm thiếu nguồn gốc, hạn chế lượng chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể… sẽ để lại hậu quả khó lường, đầu tiên là sẽ không đảm bảo sức khỏe, thể trạng nên không thể điều trị theo phác đồ.

“chỉ với việc uống nước chanh nóng không đường hàng ngày có thể giết ch*t tế bào ung thư, bởi quả chanh có chứa chất chống còn mạnh hơn cả hóa trị liệu. nếu duy trì thói quen này trong vài tháng liền có thể chữa khỏi cả bệnh ung thư” - điều này đang được các “bs tự phong” chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. quan điểm của bs như thế nào trước vấn đề này?

- nước chanh không có tác dụng điều trị khỏi bệnh ung thư, dù là bất kỳ nào do các chất chứa trong quả chanh không có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, có chăng với hàm lượng vitamin c cao, việc uống nước chanh chỉ giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Trân trọng cảm ơn bà!

Đức Trân

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/dinh-duong/che-do-dinh-duong-cho-nguoi-benh-ung-thu-tintuc454766)

Tin cùng nội dung

  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY