Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ thừa cân, béo phì

Hiện nay, trẻ bị thừa cân béo phì đang tăng nhanh tại nước ta. Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, tim mạch và các bệnh mạn tính khác ngay khi trẻ còn nhỏ cũng như lúc trưởng thành. Với trẻ thừa cân béo phì cần phải có một chế độ dinh dưỡng khoa học giúp giảm lượng mỡ thừa mà vẫn đảm bảo dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Chế độ ăn cho trẻ thừa cân, béo phì cần những lưu ý sau:

Trẻ thừa cân, béo phì cần có một cân đối, hợp lý, đa dạng. tăng cường ăn cá và rau. giảm thức ăn giàu chất béo, đường ngọt,...

Không ăn nhiều quá, lượng thực phẩm mỗi bữa ăn phải phù hợp với tuổi. ăn đúng giờ, không bỏ bữa, không để trẻ quá đói, nhất là bữa ăn sáng, vì nếu bị quá đói, trẻ sẽ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích lũy nhanh hơn. ăn nhiều vào bữa sáng, bữa trưa và giảm ăn vào bữa chiều, tối, hạn chế ăn sau 20 giờ và không ăn hoặc uống sữa trước giờ đi ngủ.

Cho trẻ uống sữa tươi không đường hoặc sữa tươi không đường tách béo và giàu canxi.

Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, hoa quả ít ngọt.

Hạn chế các món rán, xào, nên cho trẻ ăn các món luộc, hấp.

Hạn chế uống các loại nước ngọt có ga và các loại nước có nhiều đường. không dự trữ ở trong nhà các loại thức ăn giàu năng lượng như bơ, bánh kẹo, sôcôla, nước ngọt.

Hạn chế cho trẻ ăn mỡ, phủ tạng và da động vật.

Cho trẻ tăng cường vận động để phát triển cân đối, không bị thừa cân, béo phì. Cha mẹ cần quan tâm, tạo mọi điều kiện để giúp trẻ năng động và tích cực hoạt động thể lực. Khuyến khích trẻ hoạt động các môn thể thao gần gũi với cuộc sống như: đi bộ đến trường, chạy, nhảy dây, đá bóng, đánh cầu lông, đá cầu, leo cầu thang…

Tập hoạt động thể lực hằng ngày 30-60 phút và cha mẹ nên tập cùng với trẻ để theo dõi và khuyến khích trẻ hoạt động.

Khi đến các nơi vui chơi công cộng, khuyến khích trẻ chơi các trò chơi làm tăng tiêu hao năng lượng như cầu trượt, leo dây và chơi trong nhà bóng.

Hạn chế thời gian ngồi xem tivi, video và trò chơi điện tử (chỉ chơi dưới 2 giờ/ngày). cần được vui đùa và chạy nhảy vào những thời gian rảnh rỗi.

Nên hướng dẫn trẻ làm các công việc nhà: Lau dọn nhà cửa, xách nước tưới cây, bưng bê đồ đạc,...

Ngoài ra cần cho trẻ ngủ đủ giấc, không thức quá khuya. ngủ đủ sẽ ức chế sản sinh một số chất có tác dụng kích thích sự thèm ăn, giúp cho trẻ ăn ít hơn, tránh béo phì.

Dù cần giảm cân nhưng cha mẹ lưu ý không cắt giảm khẩu phần ăn của con cách đột ngột mà nên từ từ, tránh cho cơ thể con không thích ứng kịp mà trở nên uể oải, mệt mỏi vì thiếu năng lượng và cả chất cần thiết.

Nguồn: Sở Y tế Nam Định

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d881f2533308509802be9d2)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY