Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Chỉ số Axit Uric bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số Axit Uric là yếu tố phản ánh các vấn đề sức khỏe của bạn. Vậy chỉ số axit uric bình thường là bao nhiêu? Chỉ số này phụ thuộc vào những yếu tố nào?

axit uric là sản phẩm cuối cùng trong quá trình chuyển hóa purin. thành phần này vô hại, chúng được đào thải qua đường bài tiết và một số ít sẽ tồn đọng lại trong cơ thể. nếu chỉ số axit uric ở mức cân bằng thì đây là dấu hiệu tốt vì cơ thể bạn không gặp phải vấn đề sức khỏe nào bất thường.

Chỉ số Axit Uric bình thường là bao nhiêu?

Khi cơ thể thu nạp purin từ thực phẩm, chúng sẽ chuyển hóa và tạo thành axit uric. axit uric lắng đọng trong cơ thể một lượng nhất định và phần lớn được đào thải qua thận. dựa vào chỉ số axit uric, bạn có thể biết được tình trạng sức khỏe của mình.

Thông thường, chỉ số axit uric bình thường ở nam giới không vượt quá 7 mg/dl và nữ giới không vượt quá 6 mg/dl. chỉ số axit uric thấp hơn hoặc bằng chỉ số trung bình là dấu hiệu nhận biết sức khỏe của bạn hoàn toàn không gặp vấn đề bất thường.

Tuy nhiên, chỉ số này sẽ có chênh lệch nếu bạn sử dụng một số nhóm Thu*c làm tăng axit uric trong máu trong thời gian gần lúc xét nghiệm. bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thực hiện đúng những yêu cầu trước khi xét nghiệm để chắc chắn kết quả phản ánh đúng tình trạng sức khỏe của bạn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số axit uric trong máu

Axit uric chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bạn nên điều chỉnh những yếu tố này để duy trì mức axit uric cân bằng.

1. Các vấn đề về sức khỏe

Để duy trì chỉ số axit uric ở mức cân bằng, các cơ quan trong cơ thể phải đảm bảo khả năng hoạt động. nếu vấn đề xuất hiện ở một trong những cơ quan đảm nhiệm chức năng sản sinh hay đào thải axit uric, chỉ số này có nguy cơ tăng cao hơn mức cho phép.

Một số vấn đề về sức khỏe làm gia tăng chỉ số axit uric trong máu như:

    Bệnh thận

Nếu thuộc vào các trường hợp trên, nồng độ axit uric trong cơ thể rất dễ tăng cao. vì vậy bạn nên thăm khám định kỳ 2-3 tháng/lần để kiểm soát nồng độ và khắc phục ngay khi có dấu hiệu bất thường. thông tin nêu trên chưa bao gồm toàn bộ các vấn đề về sức khỏe có ảnh hưởng đến nồng độ axit uric, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

2. Dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng được xem là nguyên nhân thứ phát phổ biến nhất khiến axit uric có xu hướng tăng cao. những thói quen dinh dưỡng thiếu lành mạnh sau đây là yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số axit uric trong cơ thể.

    Thường xuyên ăn thực phẩm chứa nhiều đạm, dầu mỡ và thức ăn đóng hộp hoặc có nhiều gia vị.

Bạn nên hạn chế những thói quen nói trên đồng thời thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

3. Thói quen sinh hoạt

Ngoài hai yếu tố trên, thói quen sinh hoạt cũng là yếu tố làm gia tăng axit uric trong máu. bạn nên thay đổi nếu đang duy trì những thói quen sau.

    Hút Thu*c lá và sử dụng chất kích thích.

Nên tìm hiểu kỹ lưỡng các tác dụng phụ của những loại Thu*c bạn đang sử dụng và kiểm soát liều lượng, tần suất để tránh những trường hợp đáng tiếc. ngoài ra, bạn nên thực hiện tập thể thao đều đặn, hạn chế làm việc quá sức, giải tỏa căng thẳng để đảm bảo sức khỏe và duy trì chỉ số axit uric cân bằng.

Nồng độ axit uric tăng cao thường không biểu hiện bằng các triệu chứng cụ thể nên phần lớn người bệnh chỉ phát hiện khi cơ thể phát sinh cơn đau. bạn nên xét nghiệm axit uric 6 tháng/ lần đối với người khỏe mạnh. nếu bạn thuộc nhóm đối tượng dễ gặp phải tình trạng này nên xét nghiệm 3 tháng/ lần.

Mọi vấn đề bất thường trong cơ thể đều phải được khắc phục kịp thời tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm xuất hiện những bệnh lý nguy hiểm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/chi-so-axit-uric-binh-thuong-la-bao-nhieu)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY