Tin tức hôm nay

Tin tức

Chiều cao ở nhóm thanh niên 18 tuổi tăng mạnh

Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019 – 2020, chiều cao của người Việt đã có sự thay đổi mạnh ở nhóm thanh niên 18 tuổi. Năm 2020, nhóm thanh niên nam đạt 168,1cm, tăng 3,7 cm so với năm 2010 (164,4cm), nhóm thanh niên nữ đạt 156,2cm, tăng 1,4 cm so với năm 2010 (154,8cm).

Sáng 15-4, viện dinh dưỡng quốc gia – bộ y tế đã tổ chức hội nghị công bố kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019 – 2020.

Điều tra dinh dưỡng quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Thứ trưởng y tế đỗ xuân tuyên nhấn mạnh, tổng điều tra dinh dưỡng lần này có quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở phạm vi quốc gia với sự tham gia của 22.400 hộ gia đình tại 25 tỉnh, thành phố đại diện cho sáu vùng sinh thái.

Điều tra thực hiện thu thập đồng thời các chỉ số về nhân trắc, vi chất dinh dưỡng, khẩu phẩn ăn cá thể, cũng như thông tin về an ninh lương thực và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc được tiến hành thường kỳ 10 năm một lần. năm 2019, tổng điều tra dinh dưỡng được tiến hành ngay sau cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở lần thứ 5 (tháng 4-2019).

Cuộc tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc được viện dinh dưỡng quốc gia (bộ y tế) triển khai phối hợp với tổng cục thống kê (bộ kế hoạch và đầu tư) và được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế như unicef, fao, who, world bank, ign, cdc (hoa kỳ), institute of reseach development (pháp), fhi 360 / fhi solutions (intake, alive & thrive), dự án inddex-đại học tufts (mỹ).

Đánh giá chung về vai trò quan trọng những kết quả của cuộc tổng điều tra, gs, ts lê danh tuyên – viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia đã khẳng định “cuộc tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc lần này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đánh giá các mục tiêu của chiến lược quốc gia về dinh dưỡng, giai đoạn 2011-2020 và đưa ra các bằng chứng khoa học nhằm phục vụ cho việc soạn thảo chiến lược quốc gia về dinh dưỡng trong giai đoạn tiếp theo”.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở mức trung bình, tăng mạnh tỷ lệ thừa cân, béo phì

Thay mặt đơn vị thực hiện, gs, ts lê danh tuyên, viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia đã công bố một số kết quả chính của tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc (2019-2020).

Đầu tiên, về khẩu phần ăn của người dân năm 2020, theo ông Tuyên, năng lượng trung bình trong khẩu phần đạt 2023kcal/người/ngày, tăng nhẹ so với mức năng lượng 1925kcal/ người/ngày năm 2010. Cơ cấu sinh năng lượng từ Protein, Lipid, và Glucid (2020) là: 15,8% : 20,2% : 64,0% (% so với tổng năng lượng ăn vào), cơ cấu này được coi là cân đối theo khuyến nghị cho người Việt Nam (2016).

Mức ăn rau quả của người dân đã tăng bình quân đầu người nhưng mức tiêu thụ này mới chỉ đạt khoảng 66,4% - 77,4% so với nhu cầu khuyến nghị của tháp dinh dưỡng cho người trưởng thành. mức tiêu thụ thịt tăng nhanh trong đó khu vực thành phố tiêu thụ cao hơn, ở mức 155,3g/người/ngày (năm 2020).

Mức tiêu thụ gạo có xu hướng giảm. Tại các trường học ở thành phố có xu hướng tăng tiêu thụ các loại nước ngọt và thức ăn nhanh.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao/tuổi) ở trẻ em dưới năm tuổi trên toàn quốc là 19,6% (mức <20%) được xếp vào mức trung bình theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới. Như vậy, tiếp nối kỳ tích giảm suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới năm tuổi xuống còn 19,9% vào năm 2008 (tức là Việt Nam đã về đích trước bảy năm so với chỉ tiêu mà Mục tiêu Thiên niên kỷ - MDGs - đặt ra đến năm 2015), thì đến nay Việt Nam đang trên đà đạt được Mục tiêu Dinh dưỡng toàn cầu (giảm 40% SDD thấp còi trẻ em đến năm 2025). Tuy nhiên, vẫn còn sự chênh lệch giữa các vùng miền về tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, ở các vùng nông thôn và miền núi tỷ lệ này còn ở mức cao.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em tuổi học đường (5-19 tuổi) còn 14,8% (năm 2010 tỷ lệ này là 23,4%). rất đáng lưu ý là tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng từ 8,5% năm 2010 lên thành 19% năm 2020, trong đó tỷ lệ thừa cân béo phì khu vực thành thị là 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%.

Chiều cao thay đổi mạnh ở nhóm 18 tuổi

Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019 – 2020, chiều cao của người việt đã có sự thay đổi mạnh ở nhóm thanh niên 18 tuổi.

Năm 2020, nhóm thanh niên nam đạt 168,1cm, tăng 3,7 cm so với năm 2010 (164,4cm), nhóm thanh niên nữ đạt 156,2cm, tăng 1,4 cm so với năm 2010 (154,8cm).

Cải thiện rõ rệt tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng

Theo tổng điều tra, đến năm 2020 đã có sự cải thiện rõ rệt về tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng. Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng và thiếu máu đã ở mức nhẹ về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (riêng phụ nữ có thai tỷ lệ thiếu máu ở mức trung bình). Giảm tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em 6-59 tháng (2010 - 2020).

Trên toàn quốc, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em 6-59 tháng tuổi giảm xuống 58,0%, ở phụ nữ có thai giảm xuống 63,5% nhưng vẫn ở mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng nặng theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới.

Tỷ lệ bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu có sự cải thiện đáng kể, tăng từ 19,6% (năm 2010) lên 45,4% (năm 2020); trong đó ở khu vực thành thị tỷ lệ này là 55,7%, nông thôn là 40,3% và nông thôn miền núi là 42,7%.

Tỷ lệ người dân có hiểu biết và thực hành đúng về an toàn thực phẩm có cải thiện rõ rệt: 35,8% số người trả lời có kiến thức tốt; 55,6% có kiến thức trung bình và chỉ 8,6% có kiến thức kém.

Về xử lý ngộ độc thực phẩm, có 78% số người trả lời lựa chọn đưa người bệnh đến cơ sở y tế để điều trị so với 44,9% năm 2010. Đặc biệt, tỷ lệ người dân được tiếp cận với nguồn thông tin chính thống về an toàn thực phẩm cũng tăng gấp hai lần so với điều tra năm 2010.

    Tỷ lệ suy dinh dưỡng vẫn còn ở mức cao tại vùng sâu, vùng xa

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/chieu-cao-o-nhom-thanh-nien-18-tuoi-tang-manh-642075/)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY