Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chó săn bị xích vẫn lao ra cắn người hàng xóm lóc da chân

(MangYTe) - Đi qua nhà hàng xóm, người phụ nữ ở Hà Nội bị con chó săn nhà hàng xóm lao ra cắn khiến bà bị lóc thịt một đoạn dài 30 cm ở chân phải.

Bệnh nhân v.t.h. ở hà nội được đưa đến bệnh viện bưu điện (hà nội) cấp cứu trong tình trạng tổn thương nặng vùng cẳng chân phải với mảng da bị lóc dài 30 x 20 cm, kéo dài từ cổ chân tới mu bàn chân. bệnh nhân cho biết trong lúc đi xe máy về nhà, biết hàng xóm có con chó dữ là giống chó săn nên bà đã cố tránh nhưng nhưng do dây xích dài nên con chó vẫn lao ra, cắn vào chân phải lúc bà đang ngồi phía sau xe.

Nạn nhân bị lóc một mảng da lớn ở chân sau khi bị chó săn nhà hàng xóm xông ra cắn

Theo bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Bưu Điện, vết thương của bệnh nhân khá phức tạp. Sau khi làm sạch, tiêm phòng uốn ván, bác sĩ đã mổ cấp cứu, cắt lọc da, sau đó khâu lại với hy vọng phần da sống nhiều nhất có thể.

Dù vết thương không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh nhân có nguy cơ nhiễm virus dại và nhiều vi khuẩn độc lực cao có thể gây nhiễm khuẩn huyết và phát dại nếu không được điều trị, phòng ngừa kịp thời. vùng da bị lóc có thể gặp một số di chứng về sau.

Đến thời điểm này, 2 tuần sau phẫu thuật, vết mổ của bệnh nhân khô, không nhiễm trùng, vùng da bị lóc sống 80% nhưng do bị cắn đứt một số dây thần kinh không thể khắc phục nên bệnh nhân bị tê bì, mất cảm giác toàn bộ mu bàn chân đến cổ chân.

Cách đây ít ngày, bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ cũng tiếp nhận một bệnh nhi 3 tuổi được chuyển đến từ trung tâm y tế huyện với rất nhiều vết thương nặng, phức tạp vùng hàm mặt do bị chó cắn. trước đó, khoảng 6 giờ tối 2-6, bệnh nhi có sang nhà hàng xóm chơi với bạn, trong lúc gia đình không chú ý, các bé đưa nhau ra sau nhà chơi và không may bị chó cắn.

Cháu bé bị chó nhà hàng xóm cắn thương tâm - ảnh: bệnh viện cung cấp

Tại thời điểm xảy ra sự việc, mặc dù con chó nuôi đã được xích nhưng cháu bé còn quá nhỏ và chưa có khả năng phản ứng nhanh với tình huống bất ngờ này nên bị thương khá nặng. Bác sĩ điều trị cho biết các vết thương vùng hàm mặt của bệnh nhi khá phức tạp, trong đó vết thương vùng trán đã lộ xương và một số vị trí có khuyết hổng phần mềm khá lớn nên việc phẫu thuật đòi hỏi phải rất tỉ mỉ, cẩn thận và đảm bảo được tính thẩm mỹ cho khuôn mặt của trẻ sau khi hồi phục.

Theo các bác sĩ, khi trẻ nhỏ không may bị chó cắn, người nhà cần nhanh chóng rửa sạch vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ các mầm bệnh. Dùng băng gạc hoặc vải sạch nhẹ nhàng băng bó lại vết thương nhằm cầm máu cũng như hạn chế vi khuẩn tấn công.

Người dân tuyệt đối không nên tự xử lý ở nhà bằng cách rửa bằng xà phòng, dùng Thu*c lá, Thu*c lào hoặc một số loại lá cây cầm máu vì điều này có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, khiến các loại virus, vi khuẩn độc lực cao dễ xâm nhập vết thương. Sau khi xử trí các vết thương hở, nạn nhân cần được đưa đến ngay cơ sở tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn và chỉ định tiêm phòng dại cũng như hướng dẫn cách xử trí với vật nuôi.

H.Anh

Chia sẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/suc-khoe/cho-san-bi-xich-van-lao-ra-can-nguoi-hang-xom-loc-da-chan-20200606113825125.htm)

Tin cùng nội dung

  • Thời gian qua nhiều người đã dương tính với vi rút dại sau khi bị chó cắn, như gần đây là 10 trường hợp cùng xảy ra trên địa bàn thôn Tất Viên, xã Thủ Sĩ ở tỉnh Hưng Yên.
  • Chó, mèo là vật nuôi khá quen thuộc và gần gũi, nguy cơ bị chó, mèo cắn hoàn toàn có thể xảy ra. Sẽ rất nguy hiểm nếu như những con vật đó chưa được tiêm phòng, mang virút dại.
  • Chó là một vật nuôi quen thuộc và gần gũi trong mỗi gia đình, trẻ có nhiều cơ hội để tiếp xúc, đùa giỡn với chúng nên nguy cơ bị chó cắn rất dễ xảy ra.
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm độc ăn uống là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá, thường do vi khuẩn gây ra trong quá trình cầm nắm, lưu trữ, bảo quản, chế biến.
  • Khi bị chó cắn, phải xử trí như thế nào để bảo đảm an toàn?
  • (Mangyte) - Nguy cơ lớn nhất khi bị chó cắn là bạn có thể mắc bệnh dại. Căn bệnh này có thể gây Tu vong nên tuyệt đối không được coi thường.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu là viêm đường tiết niệu do vi khuẩn gây nên và có thể gặp ở từng đoạn hoặc toàn bộ đường tiết niệu.
  • Ở phụ nữ, nhiễm khuẩn niệu rất phổ biến. Vi khuẩn có thể từ trực tràng, ở *m đ*o, gây viêm nhiễm ngược dòng lên niệu đạo, bàng quang, bể thận.
  • Tôi muốn hỏi địa điểm chích ngừa bệnh dại do bị chó cắn khu vực quận Tân Phú, Bình Tân. Nếu có làm việc thứ 7 và chủ nhật càng tốt. Xin cảm ơn! (Tuấn - Bình Tân) Cho tôi hỏi, ngày tết nếu chẳng may đi đường bị va quệt xe trầy chân tay cần phải đi chích ngừa phong đòn gánh thì phải làm sao? Hình như trong 24h đầu chích kiểu khác, sau 24h chích kiểu khác phải không Mangyte? (Thanh Bình - Q. Gò Vấp)
  • Chó thường không cắn trừ khi cảm thấy bị đe dọa và trẻ em thường là nạn nân của chúng. Không bao giờ được để trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ một mình với chó. Bài viết này giúp cho bạn biết cách dạy con bạn làm thế nào để tránh bị chó cắn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY