Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Chốc lở: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, cách phòng và điều trị

Bệnh chốc lở là bệnh ngoài da do virus gây ra, xuất hiện chủ yếu ở trẻ nhỏ và những người có hệ miễn dịch yếu. Việc điều trị bệnh khá đơn giản.

bệnh chốc lở chủ yếu xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng cũng có thể xuất hiện ở người lớn. việc điều trị bệnh khá đơn giản nếu phát hiện bệnh sớm nhưng cũng có thể nặng hơn nếu không áp dụng bất cứ biện pháp điều trị nào. 

Bệnh chốc lở là gì?

Bệnh chốc lở là căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn staphylococcus aureus hoặc streptococcus pyogenes ở trên bề mặt da. trong đó da mặt, cánh tay và chân là vùng da thường bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Bất cứ ai cũng có thể bị bệnh chốc lở nhưng tập trung nhiều ở trẻ em từ 2-5 tuổi. thậm chí có tới 10% trẻ mắc bệnh ngoài da có liên quan đến bệnh chốc lở.

Tình trạng nhiễm trùng da thường xảy ra khi da bị trầy xước nhưng cũng có thể xuất hiện ở vùng da khỏe mạnh.

Nguyên nhân gây bệnh chốc lở thường gặp

Bệnh chốc lở là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. cụ thể là vi khuẩn staphylococcus aureus và streptococcus pyogenes. hiện tượng chốc lở chính là phản ứng của hệ miễn dịch đối với tác nhân gây bệnh. ngoài ra, khi da bị trầy xước cũng có thể là cơ hội để các tác nhân tấn công và gây ra hiện tượng chốc lở. nhưng trên thực tế cũng có nhiều trường hợp da không bị tổn thương mà cũng bị vi khuẩn tấn công.

Ngoài ra, chúng ta còn có nguy cơ mắc bệnh chốc lở do những nguyên nhân như sau:

    Vệ sinh kém làm cho vi khuẩn lây lan nhanh hơn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc vệ sinh tay thường xuyên sẽ giảm được tới 34% nguy cơ mắc bệnh

Triệu chứng bệnh chốc lở hay gặp phải

Khi mắc bệnh chốc lở thường có những đốm đỏ trên da, tập trung ở vùng quanh mũi và môi. các vết loét sẽ nhanh chóng phát triển thành mụn nước, rỉ ra và vỡ tạo thành những lớp vỏ màu vàng. các tổn thương có xu hướng lan rộng.

Những vết loét thường gây mất thẩm mỹ, ngứa và có thể gây đau. Thông thường sau khi khỏi những vết loét sẽ mờ dần và không để lại sẹo.

Ở trẻ em thì bệnh chốc lở thường xuất hiện mụn nước ở khu vực mặc tã hoặc các nếp gấp da. khi mụn nước vỡ ra có thể tạo những tổn thương xung quanh và gây ra cảm giác khó chịu. có thể làm trẻ bị sốt hoặc xuất hiện các dấu hiệu nặng hơn trên da.

Khả năng lây lan của bệnh chốc lở

Bệnh chốc lở thường rất dễ lây lan, thậm chí chạm vào vết loét của người mắc bệnh thì cũng tiềm ẩn nguy cơ lây lan.

Một số trường hợp mắc bệnh do tiếp xúc với vật dụng cá nhân của người mắc bệnh.

Một số nhóm đối tượng có nguy cơ bị mắc bệnh cao, bao gồm:

    Trẻ từ 2 đến 5 tuổi, nhất là những trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường có người mắc bệnh

Biện pháp chẩn đoán bệnh chốc lở

Các bác sĩ thường chẩn đoán bằng cách nhìn vào các vết chốc lở. có thể không cần phải tiến hành các xét nghiệm nếu biểu hiện bệnh quá rõ ràng.

Nếu vết loét không rõ ràng, bác sĩ có thể lấy chất lỏng từ vết loét. Điều này để xem xét vi khuẩn để chỉ định loại kháng sinh phù hợp.

Người bệnh nên tiến hành các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ để xác định nguyên nhân cũng như áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.

Hướng điều trị bệnh chốc lở nên áp dụng

Việc điều trị bệnh chốc lở còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như nguy cơ mắc bệnh. thông thường căn bệnh này hay được điều trị với các biện pháp như sau:

# Dùng Thu*c kháng sinh

Việc điều trị bệnh bằng Thu*c kháng sinh có thể kéo dài từ 5-7 ngày. với các loại Thu*c thông dụng như mupirocin, axit fusidic. có thể sử dụng dưới dạng uống hoặc Thu*c bôi đều có tác dụng như nhau.

Ngoài ra còn có thể dùng các Thu*c kháng sinh đường uống khác như penicillin, amoxicillin, cephalosporin,… Nhưng cần phải biết rằng việc dùng Thu*c kháng sinh đường uống thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hơn.

# Điều trị tại nhà

Người bệnh có thể hỗ trợ việc chữa bệnh cũng như phòng tránh bệnh chốc lở bằng các phương pháp điều trị tại nhà.

Việc vệ sinh da thường xuyên, nhất là ở các vết chốc lở có vai trò hết sức quan trọng, giúp cho vi khuẩn ít có cơ hội hoạt động và phát triển.

Bạn có thể ngâm vùng bị tổn thương trong nước xà phòng ấm rồi mới loại bỏ vùng da bị tổn thương. Áp dụng cách này thường xuyên rồi bôi Thu*c kháng sinh sẽ giúp tổn thương nhanh chóng được lành lại.

Ngoài ra việc dùng các loại Thu*c như chlorhexidine, povidone-iodine… cũng có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng bệnh.

Phòng ngừa nguy cơ lây lan của bệnh chốc lở

Trẻ em khi bị chốc lở không nên cho đi học để hạn chế nguy cơ lây lan. còn người lớn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi đi làm trở lại.

Một số biện pháp phòng tránh lây nhiễm nên áp dụng, bao gồm:

    Vệ sinh da thường xuyên để hạn chế vi khuẩn tồn tại trên da.

Bệnh chốc lở thật ra không nguy hiểm như nhiều người vẫn nghĩ, việc điều trị cũng khá đơn giản. chỉ cần áp dụng các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với ăn uống và sinh hoạt khoa học là có thể điều trị khỏi bệnh. chính vì vậy việc phát hiện sớm các biểu hiện bệnh và đến bệnh viện để thăm khám và tiến hành các bước chữa bệnh là rất quan trọng.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/choc-lo)

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chẩn đoán tiền sản là một số xét nghiệm giúp cho bác sĩ biết trước khi sinh thai của bạn có bị một số bệnh lý hay không (thường gặp là hội chứng Down). Chẩn đoán tiền sản gồm chọc ối và sinh thiết gai nhau giúp phát hiện ra những rối loạn di truyền trước sinh.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY