Tin tức hôm nay

Tin tức

Chống dịch theo từng địa bàn

Số ca mắc mới Covid-19 trong tuần qua giảm ở các tỉnh, thành phố phía bắc và miền trung (từ tỉnh Phú Yên trở ra) nhưng lại tăng cao tại nhiều địa phương khu vực phía nam. 19 tỉnh, thành phố đã phải áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Do vậy, công tác phòng, chống dịch cũng phải linh hoạt, phù hợp cho từng địa bàn.

Chuẩn bị cho kịch bản xấu và xấu hơn

Tại cuộc họp ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch covid-19 ngày 18/7, bộ trưởng y tế nguyễn thanh long cho biết, tình hình dịch covid-19 tại tp hồ chí minh và các địa phương khu vực phía nam tiếp tục có xu hướng diễn biến phức tạp. ngành y tế đang cùng các địa phương triển khai tích cực, đồng bộ các giải pháp chống dịch, ưu tiên giảm số ca bệnh nặng, hạn chế số ca Tu vong, nhất là đối với các ca mắc có bệnh lý nền, người cao tuổi… trước diễn biến phức tạp, bộ y tế đã báo cáo chính phủ, ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch covid-19 chuẩn bị cho kịch bản xấu và xấu hơn. sau khi trao đổi với lãnh đạo tp hồ chí minh, bệnh viện hồi sức covid-19 (đặt tại bệnh viện ung bướu tp hồ chí minh cơ sở 2) đã được thiết lập có công suất 1.000 giường. ðáng chú ý, bệnh viện này được áp cơ chế điều hành của bệnh viện trung ương hạng đặc biệt. bộ y tế ưu tiên cao nhất trang thiết bị vật tư, y tế, nhân lực tinh túy nhất để đưa về bệnh viện này.

Bộ Y tế cũng đã thiết lập kho trang thiết bị, vật tư tiêu hao dã chiến đặt tại TP Hồ Chí Minh và sẽ điều phối 2.000 máy thở chức năng cao cũng như máy thở thông thường cho kho dự trữ này. Ðồng thời tích cực huy động các nguồn lực, mua sắm, vận động các nhà tài trợ để bảo đảm trang thiết bị cho công tác phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, Bộ Y tế đang tính toán nhu cầu các thiết bị phục vụ điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch như hệ thống tim phổi nhân tạo ECMO, máy thở chức năng cao, máy thở ô-xi cao áp (HFNC), bơm tiêm điện, máy theo dõi các chức năng sống của người bệnh, máy lọc thận chậm… Ðồng thời cho phép Giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19, được quyền xuất cấp kho các trang thiết bị để phục vụ công tác điều trị trên tinh thần thiếu đâu lấy đó.

Ðể chuẩn bị cho kịch bản xấu và xấu hơn, Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các bệnh viện hạng hai, hạng ba (tuyến huyện và tương đương) phải thiết lập hệ thống ô-xi trung tâm, chuẩn bị các giường hồi sức. Các bệnh viện tuyến tỉnh thiết lập ít nhất 50 giường cấp cứu, hồi sức tích cực để điều trị cho những trường hợp bệnh nặng, theo phân tầng điều trị. Ngoài ra, Bộ Y tế sẽ sớm thành lập các trung tâm hồi sức tích cực tại các khu vực để ứng phó tình huống dịch tăng cao.

Mặt khác, ứng phó tình hình dịch có thể tăng nhanh, lan rộng trong thời gian tới, ngành y tế đề nghị các địa phương đẩy mạnh hơn nữa công tác xét nghiệm, phát hiện sớm, đưa các ca F0 ra khỏi cộng đồng. Từ hiệu quả đã triển khai ở Bắc Giang hay TP Hồ Chí Minh cho thấy, độ nhạy của test kháng nguyên nhanh tương đương với xét nghiệm mẫu gộp RT-PCR, do đó Bộ Y tế đề nghị áp dụng ngay việc gộp ba hoặc năm mẫu đơn, đồng thời kết hợp test kháng nguyên nhanh. Bộ Y tế sẽ đàm phán trực tiếp với các nhà sản xuất trên thế giới để mua các test xét nghiệm nhanh; đồng thời tăng cường sản xuất trong nước đối với xét nghiệm RT-PCR. Dự kiến trong tuần này sẽ có khoảng bảy triệu test nhanh sẽ về Việt Nam qua các nguồn viện trợ, Bộ Y tế sẽ ưu tiên cho các tỉnh có tình hình dịch phức tạp. Với sự tài trợ của các doanh nghiệp trong nước, Bộ Y tế sẽ triển khai 25 xe xét nghiệm lưu động với công suất khoảng 2.000 mẫu đơn RT-PCR/ngày để hỗ trợ không chỉ cho các địa phương nguy cơ cao mà tiến hành sàng lọc, tầm soát tại những khu vực an toàn.

Lực lượng quân sự tỉnh Bình Dương hỗ trợ hoàn tất các công đoạn giúp bệnh viện dã chiến đi vào hoạt động.

Gỡ vướng trong vận tải, lưu thông hàng hóa

Ðể bảo đảm luồng xanh cho vận tải, lưu thông hàng hóa, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn cho biết, một trong những ách tắc nhất là yêu cầu lái xe, người đi trên xe phải có giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với vi-rút SARS-CoV-2. Tuy nhiên, mỗi địa phương có yêu cầu loại xét nghiệm khác nhau, thời gian hiệu lực khác nhau… Do vậy, cần có hướng dẫn thống nhất áp dụng cho tất cả các địa phương thực hiện. Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, Bộ Y tế chấp nhận kết quả xét nghiệm RT-PCR và xét nghiệm nhanh do tất cả các cơ sở y tế từ cấp xã trở lên và các bệnh viện thực hiện và đóng dấu xác nhận. Các tài xế hoàn toàn được miễn phí khi thực hiện test nhanh tại các điểm này. Kết quả có hiệu lực trong ba ngày. Bộ Y tế sẽ hướng dẫn các cơ quan y tế địa phương, Bộ Giao thông vận tải kiểm tra dọc các tuyến vận tải; đồng thời phối hợp các địa phương để có thể bố trí thêm các điểm thực hiện xét nghiệm nhanh (có thể tại các trạm xăng, trạm nghỉ đường dài)… kiên quyết không để ách tắc hàng hóa, giao thông.

Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo bàn và thống nhất giao Bộ Y tế hướng dẫn việc lưu thông hàng hóa trong nội bộ 19 tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 theo hướng không yêu cầu lái xe, người đi trên xe có giấy xét nghiệm âm tính vi-rút SARS-CoV-2 nhưng phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Các phương tiện phải được khử khuẩn, lái xe phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K, được bố trí chỗ riêng, không tiếp xúc với người khác… Các xe chạy qua lại giữa các địa phương cần có mã QR để bảo đảm thông suốt.

Phân nhóm để ứng phó dịch

Theo pgs,ts trần ðắc phu, cố vấn trung tâm ðáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng việt nam, việc thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 đối với 19 tỉnh, thành phố phía nam là hợp lý nhằm ngăn chặn lây lan dịch giữa các tỉnh trong khu vực với nhau. tùy tình hình dịch bệnh, đặc điểm kinh tế - xã hội như sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa thiết yếu, mỗi địa phương có cách triển khai áp dụng chỉ thị 16 phù hợp, bảo đảm phòng, chống dịch hiệu quả nhưng ảnh hưởng thấp nhất tới an sinh xã hội của người dân. khi thực hiện giãn cách xã hội, các địa phương lưu ý thực hiện nghiêm, nhưng phải tính toán phương án giao thông thông suốt, hạn chế ách tắc và sắp xếp lại phù hợp những loại hình sản xuất, kinh doanh. việc thực hiện giãn cách xã hội theo mức độ nào cũng đều phải làm nghiêm, tránh hiện tượng bên ngoài chặt, bên trong lại lỏng...

Liên quan vấn đề này, Phó Thủ tướng Vũ Ðức Ðam yêu cầu, đối với 19 tỉnh, thành phố phía nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 cần phân loại thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất gần những địa phương tương đối an toàn (khu vực nam sông Hậu và Bình Phước) cần tiếp tục thực hiện chiến lược ngăn chặn, phát hiện, truy vết, khoanh vùng, dập dịch và điều trị như các địa phương đang kiểm soát được dịch. Nhóm thứ hai gồm các địa phương có mức độ lây nhiễm cao, lan rộng như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Ðồng Nai… cần có giải pháp và cách làm mới phù hợp hơn. Trên cơ sở đó, tại 19 tỉnh, thành phố này chia hai mũi giáp công linh hoạt trong phòng, chống dịch. Một mũi tập trung lực lượng tại những vùng đỏ, có mức độ nguy cơ dịch bệnh rất cao. Mũi còn lại thực hiện tầm soát, sàng lọc kết hợp các biện pháp đồng bộ, giữ chặt vùng xanh an toàn; cô lập những vùng vàng, làm sạch để trở thành vùng xanh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/chong-dich-theo-tung-dia-ban-655636/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY