Đây được gọi là phương pháp chủ động lây nhiễm trên người (htc), từng được sử dụng trong dịch cúm mùa, sốt rét, sốt xuất huyết, tả và thương hàn. sau khi tiêm thử vaccine, người tham gia sẽ được tiêm thêm một lượng nhỏ virus, không đủ gây nguy hiểm vào cơ thể. các nhà khoa học sẽ đánh giá mức độ hiệu quả của vaccine.
1Day Sooner thông báo hôm 23/9, chương trình HTC dự kiến bắt đầu vào tháng 1/2021 tại một cơ sở cách ly ở London. Khoảng 2.000 người đăng ký tham gia thông qua 1Day Sooner, một nhóm vận động xã hội có trụ sở Mỹ.
Các nghiên cứu được chính phủ hậu thuẫn, song 1Day Sooner cho biết sẽ gửi đơn xin tài trợ cho một cơ sở sinh học đủ lớn để cách ly từ 100 đến 200 tình nguyện viên.
Lãnh đạo dự án là Đại học Imperial London, song đơn vị chưa lên tiếng xác nhận về các nghiên cứu nói chung.
"Imperial sẽ tiếp tục tham gia vào một loạt cuộc thảo luận, thăm dò liên quan đến Covid-19. Chúng tôi hiện chưa có thêm báo cáo nào trong giai đoạn này", một phát ngôn viên của trường cho biết.
Quyết định cuối cùng về địa điểm tiến hành thử nghiên cứu vẫn chưa được công bố. Nhiều khả năng các tình nguyện viên sẽ cách ly tại cơ sở 24 giường bệnh của Trung tâm Y tế hVivo hoặc một địa điểm gần đó.
Tất cả thử nghiệm diễn ra ở Anh đều phải được Cơ quan Quản lý Thu*c và Sản phẩm Chăm sóc Sức khỏe (MHRA) đánh giá và phê duyệt quy trình an toàn. Dominic Wilkinson, giáo sư về y đức Đại học Oxford, một trong những chuyên gia đầu ngành của cả nước, đã ký vào bản kiến nghị của 1Day Sooner.
"khi chúng ta đang đối mặt với mối đe dọa toàn cầu chưa từng có từ covid-19, việc thực hiện các nghiên cứu chủ động có kiểm soát để phát triển một loạt vaccine, xác định ‘ứng viên’ khả quan nhất là điều bắt buộc. các sản phẩm tiên phong trong cuộc đua phát triển chưa chắc đã là tốt nhất", giáo sư dominic wilkinson nói.
Thử nghiệm chủ động lây nhiễm có lịch sử lâu đời, kể từ năm 1796 khi nhà khoa học đầu ngành edward jenner cấy virus đậu mùa bò sống cho một cậu bé 8 tuổi. đến nay, đây là công cụ hiệu quả trong việc phát triển vaccine.
Mhra nhấn mạnh: "sự an toàn của người tham gia thử nghiệm là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. tất cả đề xuất từ nhà phát triển, bao gồm chủ động lây nhiễm để thử nghiệm lâm sàng, sẽ được xem xét trên cơ sở lợi ích-rủi ro. các rủi ro phải được giám sát và giảm thiểu tuyệt đối trong mô hình thực hiện".
Chủ đề liên quan:
chủ động chủ động chủ động lây nhiễm Covid 19 khám chữa bệnh lây nhiễm lây nhiễm nCoV thử nghiệm lâm sàng vaccine