Giữa tháng 3, các công viên ở London, từng là tâm dịch của đợt bùng phát tồi tệ nhất, chật kín người chơi bóng đá. Những khu phố mua sắm ngày càng nhộn nhịp dù các cửa hàng không thiết yếu vẫn dừng hoạt động. Dữ liệu công bố hôm 12/3 cho thấy tỷ lệ người ở nhà hoặc chỉ đi làm rồi về nhà đã giảm từ 65% xuống 48% so với hai tháng trước. Ngay cả người trên 80 tuổi, có nguy cơ Tu vong vì Covid-19 cao nhất, cũng vi phạm nguyên tắc y tế trong khoảng 3 tuần sau tiêm vaccine.
So với hầu hết các nước châu âu, anh có chiến dịch thần tốc. đến nay, khoảng 34% công dân nước này đã nhận ít nhất một liều vaccine, cao hơn so với con số 7% của toàn lục địa. quốc gia đứng trước hy vọng nới phong toả, mở cửa nền kinh tế. song các chuyên gia cảnh báo sự chủ quan của người dân có thể đẩy đất nước vào một đợt bùng phát mới.
Đối với chính quyền Thủ tướng Boris Johnson, xử lý đại dịch ngay lúc này là cơ hội chuộc lỗi sau khi quốc gia ghi nhận số người ch*t vì Covid-19 cao nhất châu Âu. Yvonne Doyle, giám đốc y tế tại Giám đốc Cơ quan Y tế Anh, cho biết: "Điều cuối cùng chúng ta muốn thấy bây giờ là tỷ lệ Tu vong và nhập viện tăng trở lại. Chúng ta vẫn đang trong tình trạng bấp bênh, rất dễ xảy ra đợt bùng phát mới".
Dữ liệu Y tế Công cộng Anh cho thấy tỷ lệ ca nhiễm đã giảm ở mọi khu vực và các nhóm tuổi trong tuần đầu tiên của tháng 3. Giới chức cho rằng điều này chứng tỏ vaccine và các biện pháp giãn cách khắt khe đã phát huy tác dụng. Hôm 12/3, Anh ước tính tỷ lệ lây nhiễm đang ở mức thấp nhất kể từ khi nước này ghi nhận ca mắc đầu tiên vào tháng 5.
Tuy nhiên, trên khắp lục địa, nhiều dấu hiệu cho thấy đại dịch còn âm ỉ. Đức cảnh báo về làn sóng Covid-19 thứ ba. Italy đặt phần lớn đất nước trở lại tình trạng phong tỏa.
Người dân ngồi chờ tàu điện tại Ga Quốc tế St. Pancras ở London. Ảnh: Bloomberg
Chính phủ Anh đã liên tục bị chỉ trích vì dập dịch không tốt trong cả năm vừa qua. Một cuộc điều tra của quốc hội cho thấy chương trình xét nghiệm và truy vết không hiệu quả, dù chi phí "không tưởng" ban đầu là 22 tỷ bảng (39,6 tỷ USD).
Mùa hè năm ngoái, chính phủ chủ động khuyến khích người dân đi ăn bên ngoài - một phần trong nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế. Sau khi virus bùng phát trở lại, lần này, ông Johnson thận trọng hơn trong nới hạn chế. Ngày 22/2, ông đưa ra lộ trình dỡ lệnh phong toả theo từng giai đoạn trong 4 tháng tới. Ngày 8//3, các trường học mở cửa trở lại. Song ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy công chúng đã mất dần kiên nhẫn. Các thành viên trong Đảng Bảo thủ của chính Johnson cũng thúc đẩy ông mở cửa nền kinh tế sớm hơn.
Dù vẫn có lệnh giãn cách xã hội, lượng người đi lại bên ngoài vẫn ở mức 77%, cao hơn nhiều so với giữa tháng 1. Việc sử dụng phương tiện giao thông tăng nhẹ, nhiều người di chuyển đến thủ đô hơn hai tháng trước. Bất chấp việc cửa hàng không thiết yếu dừng hoạt động, nhiều người ra ngoài mua sắm hơn so với thời điểm bắt đầu đợt giãn cách lần thứ ba.
Diane Wehrle, giám đốc thông tin tại công ty nghiên cứu Springboard, cho biết: "Đây là hệ quả của sự mệt mỏi vì phải ở nhà, nhu cầu được đi mua sắm và thái độ chủ quan vì sự thành công của chương trình vaccine".
Đối với Mike Tildesley, học giả tại Đại học Warwick, cố vấn chính phủ về mô hình đại dịch, rủi ro lớn nhất là người cao tuổi đã được tiêm phòng "nghĩ rằng họ bất khả chiến bại". Từ khi triển khai vaccine, Anh tập trung tiêm liều đầu tiên cho càng nhiều người càng tốt. Dù tỷ lệ tiêm một liều cao hơn so với EU, những người đã tiêm đủ hai liều tại Anh chỉ là 2%, thấp hơn con số 3% của châu Âu.
Tildesley nói: "nếu mọi người lơ là biện pháp phòng ngừa, nghĩ rằng vaccine bảo vệ quá tốt, họ có thể làm tổn hại đến những thành công chúng ta đạt được. chúng ta cần thông điệp thực sự rõ ràng, rằng các biện pháp giãn cách xã hội áp dụng cho tất cả mọi người, dù đã hay chưa".