Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chu sa, thần sa – Thuốc quý yên hồn phách, định kinh, giải độc

Chu sa là loại quặng thiên nhiên, có màu đỏ, có thành phần chủ yếu là thuỷ ngân sulfua thiên nhiên, đã được gia công chế biến.. Chu sa, thần sa là vị Thuốc quý yên hồn phách, định kinh, giải độc…

Thời xưa, chu sa được mài ra làm mực đỏ gọi là son để chấm bài viết hoặc đánh dấu. khi có các trường hợp sốt nóng, có kích động, người ta thường mài nước son cho uống có tác dụng thanh nhiệt tả hoả an thần. hiện nay, trong dân gian, người ta vẫn dùng chu sa và từ thạch để điều trị các trường hợp động kinh, sốt cao co giật.

Thần sa cũng là sa thạch, được khai thác ở Hồ Nam, được coi là tốt hơn; là do chúng có tỷ lệ selen cao hơn.

về thành phần hóa học, chu sa, thần sa chứa sunfua thủy ngân (thành phần chủ yếu) và selenua thủy ngân (tỷ lệ thấp). theo đông y, chu sa, thần sa vị ngọt, tính hơi hàn; vào kinh tâm. công năng yên hồn phách, định kinh giản, sáng mắt, giải độc. chữa điên cuồng kinh quý (sợ, hồi hộp), mất ngủ, ác mộng, thông huyết mạch; dùng ngoài trị sang độc (mụn nhọt độc).

chu sa, thần sa là vị Thuốc quý chữa điên cuồng kinh quý (sợ, hồi hộp), mất ngủ, ác mộng, thông huyết mạch; dùng ngoài trị sang độc (mụn nhọt độc).

Cách dùng và liều lượng: 1 – 3 phân (0,3 – 0,95g), phần nhiều cho vào Thuốc hoàn tán; dùng ngoài lượng vừa đủ, nghiền đắp vào chỗ đau.

Một số bài Thuốc có chu sa

trấn tâm, an thần: trị các chứng ngủ không yên, hồi hộp, tim đập mạnh, kinh giản, điên cuồng. dùng bài hoàn chu sa an thần (an thần hoàn): chu sa 8g, hoàng liên 12g, sinh địa 8g, đương quy 4g, cam thảo 4g. chu sa nghiền mịn theo phương pháp thuỷ phi; các vị còn lại nghiền chung thành bột mịn. tất cả trộn đều, luyện với mật ong làm hoàn. ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g, uống với nước sôi còn nóng, trước lúc đi ngủ. chữa các chứng huyết hư, hoả thịnh, tâm thần bất an, phiền táo (lo phiền) mất ngủ.

Giải độc, chữa mụn nhọt. Chữa các mụn nhọt sưng tấy, ung độc và mụn lở trong miệng, mũi họng sưng đau: dùng tăm bông chấm bột Thuốc, chấm vào chỗ đau.

Thực đơn chữa bệnh có chu sa 

tim lợn hầm chu sa: chu sa 1,0g (bột), tim lợn 1 cái. tim lợn  làm sạch, rạch mở cho chu sa vào, khâu kín lại, đổ nước vừa đủ hầm chín, thêm gia vị. ăn tim lợn chín và nước canh. dùng tốt cho bệnh nhân bồn chồn kích động, mất ngủ, suy nghĩ lo âu, di tinh, động kinh co giật.

tim lợn hầm chu sa rất tốt cho bệnh nhân bị bồn chồn kích động, mất ngủ, suy nghĩ lo âu, di tinh, động kinh co giật.

chu sa nhân sâm sơn dược kê đản cao: chu sa 6g, nhân sâm 30g, sơn dược 30g. các dược liệu nghiền tán mịn, trộn đều. mỗi lần dùng 6g bột, khuấy đều trong 1 bát con với 1 quả trứng gà, hấp cách thủy cho chín để ăn. dùng tốt cho người ăn kém, chậm tiêu, hồi hộp, mất ngủ, đánh trống ngực.

 chu sa đăng tâm kê đản cao: chu sa 1g, đăng tâm thảo 9g, lòng đỏ trứng gà 2 quả. đăng tâm nấu lấy nước (bỏ bã), cho tiếp chu sa, lòng đỏ trứng vào, khuấy đều, nấu chín. dùng tốt cho người bệnh rối loạn thần kinh chức năng, hysteria.

Kiêng kỵ: người không thực nhiệt không dùng. Cấm dùng lửa để nung chu sa. Không được uống quá liều lượng, hoặc uống kéo dài, đề phòng ngộ độc do thuỷ ngân trong chu sa.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/chu-sa-than-sa-thuoc-quy-yen-hon-phach-dinh-kinh-giai-doc--n196670.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết.
  • Theo y học cổ truyền, cỏ mật cá có vị đắng, tính mát; vào 4 kinh Tâm, Can, Vị và Đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng chỉ thống (tiêu sưng giảm đau), khai vị tiêu thực....
  • Cây mận còn có tên lý (mai mơ - lý mận - đào đào), có nhiều chất dinh dưỡng. Với tính năng bổ âm, sinh tán chỉ khát
  • Bạn đã quá nuông chiều bản thân suốt mấy ngày tết? Hãy giúp phục hồi sức khỏe cho cơ thể bằng một số cách giải độc đơn giản và nhanh chóng dưới đây:
  • Nhiều người giải độc cơ thể bằng cách uống nhiều nước, ăn thật nhiều trái cây, rau xanh, xông hơi... Tuy nhiên, thải độc không đúng cách sẽ làm hại cơ thể.
  • Theo Y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY