Hô hấp hôm nay

Chú ý kỹ các tác dụng phụ của Thuốc điều trị hen

Ở đa số trường hợp, Thuốc trị hen sẽ được dung nạp tốt và lợi ích điều trị vượt trội hơn so với nguy cơ. Tuy nhiên, một số người có thể gặp tác dụng phụ không mong muốn cần lưu ý...

Steroid dùng tại chỗ

Steroid đường hít gồm: budenoside (pulmicort), fluticason (flixotide evohaler)... thường được kê đơn nhằm ngăn ngừa các triệu chứng hen. Khi sử dụng thường xuyên, Thuốc làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn hen cấp tính.

Các steroid đường hít có thể gây ra tại chỗ và toàn thân. Những ảnh hưởng toàn thân của Thuốc có xu hướng nghiêm trọng hơn và liên quan đến việc sử dụng Thuốc kéo dài. Những có thể xảy ra của Thuốc bao gồm: Nấm miệng (tưa miệng), khàn giọng, đau miệng hoặc cổ họng, ho hoặc co thắt khí quản, gây chậm lớn ở trẻ, giảm mật độ xương ở người lớn, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp.

Việc sử dụng một buồng đệm hen suyễn (babyhaler) có thể làm giảm một số tại chỗ. Súc miệng ngay sau khi sử dụng steroid dạng hít sẽ ngừa nhiễm nấm ở miệng và bớt khàn giọng hơn.

Các steroid toàn thân

Các steroid đường uống thường được sử dụng khi bệnh nhân có tiền sử hoặc nguy cơ xuất hiện các đợt kịch phát hen nặng. Các steroid cũng có thể được sử dụng ở dạng tiêm truyền tĩnh mạch khi nội trú tại bệnh viện. Thuốc được kê đơn dưới dạng viên uống khi triệu chứng hen là nghiêm trọng nhưng không cần thiết phải nhập viện.

Các của steroid đường uống cũng tương tự như steroid dạng hít, mặc dù những ảnh hưởng này nghiêm trọng và phổ biến hơn, như: gây tăng cân, tăng giữ nước gây phù, tăng huyết áp, tăng đường huyết, ức chế phát triển chiều cao ở trẻ, gây loãng xương ở người lớn, yếu cơ, đục thủy tinh thể và tăng huyết áp, đái tháo đường...

Nếu bạn cần dùng steroid đường uống trên 2 lần/năm, có nghĩa là tình trạng hen của bạn chưa được kiểm soát tốt. Đến khám và hỏi ý kiến bác sĩ nhằm thay đổi liều hoặc phối hợp thêm Thuốc.

Tác dụng phụ từ Thuốc điều trị hen - có thể biết rõ!

Các Thuốc đồng vận beta2 tác dụng ngắn và dài

Các Thuốc đồng vận beta2 tác dụng ngắn SABA (short-acting beta2 agonist) như salbutamol (ventolin) thường được sử dụng để cắt cơn hen. Ngược lại, các Thuốc đồng vận beta2 tác dụng dài LABA (long-acting beta2 agonist) như salmeterol, formoterol... có hiệu quả duy trì trên 12 giờ. Tác dụng phụ của 2 dạng Thuốc tương tự nhau do cơ chế tác dụng giống nhau. Một số tác dụng phụ điển hình như: tăng nhịp tim, đau đầu, chóng mặt, lo lắng, bồn chồn, run rẩy, phát ban.

Trong khi tác dụng phụ của các Thuốc SABA thường được xử trí nhanh chóng, thì các LABA lại có tác dụng phụ kéo dài hơn. Lạm dụng các Thuốc hít cắt cơn (ventolin) có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các đợt kịch phát hen, nguy cơ này tăng lên gấp nhiều lần nếu lạm dụng các chất LABA.

Các Thuốc ức chế leukotrien

Leukotrien là chất kích ứng phản ứng hen, gây co thắt phế quản. Singulair (montelukast) là Thuốc phong bế tác dụng của leukotrien được sử dụng phổ biến và rộng rãi hiện nay. Những tác dụng phụ thường gặp của Thuốc bao gồm: đau dạ dày, đau đầu, triệu chứng giống cúm, lo lắng, buồn nôn và nôn, sung huyết mũi, phát ban.

Các chất ổn định tế bào mast

Cromolyn natri và nedocromil là các chất ổn định tế bào mast, được sử dụng ở những bệnh nhân hen nhẹ nhưng dai dẳng. Những Thuốc này tác dụng bằng cách ngăn không cho các tế bào mast vỡ, làm giải phóng các hoạt chất gây viêm vào đường dẫn khí.

Các chất này thường được dung nạp tốt, các tác dụng phụ sẽ giảm dần theo thời gian sử dụng. Các tác dụng phụ phổ biến như: vị khó chịu ở miệng, ho, ngứa và đau họng, đau đầu, sung huyết mũi, choáng phản vệ (hiếm gặp).

Các chất điều biến miễn dịch

Omalizumab là một chất điều biến miễn dịch ở dạng tiêm. Mục đích tác động của Thuốc là điều chỉnh phản ứng của hệ miễn dịch với các tác nhân gây hen, ngăn không cho đáp ứng quá mức với hen. Các tác dụng điển hình như: viêm đau tại chỗ tiêm, dễ nhiễm virus, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm xoang, đau đầu, đau họng, choáng phản vệ (hiếm).

Choáng phản vệ là một phản ứng quá mẫn toàn thân, gây phát ban nghiêm trọng, suy hô hấp, sốc và thậm chí Tu vong. Nếu bạn đang điều trị với các Thuốc ổn định tế bào mast hoặc chất điều biến miễn dịch và đang bị khò khè, khó thở, sưng mặt hoặc lưỡi, hãy đến ngay cơ sở y tế cấp cứu gần nhất.

Tổng đài bác sỹ tư vấn miễn cước 1800 5454 35.

Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn.

Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân tiểu đường.

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Sản phẩm này là Thuốc điều trị đã được Bộ Y tế cấp phép.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/chu-y-ky-cac-tac-dung-phu-cua-thuoc-dieu-tri-hen-n407372.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY