Cây thuốc quanh ta hôm nay

Chữa bệnh bằng củ kiệu

Củ kiệu là củ của cây kiệu, là cây thảo nhỏ thuộc họ hành, có thân hành màu trắng, hình trái xoan thuôn. Lá mọc ở gốc, hình dải hẹp, nửa hình trụ, dài 15 - 60cm, rộng 1,5 - 4mm.
củ kiệu là củ của cây kiệu, là cây thảo nhỏ thuộc họ hành, có thân hành màu trắng, hình trái xoan thuôn. Lá mọc ở gốc, hình dải hẹp, nửa hình trụ, dài 15 - 60cm, rộng 1,5 - 4mm. Cụm hoa hình tán kép trên một cuống hoa dài 15 - 60cm, mang 6 - 30 tán hoa màu hồng hay màu tím), củ có màu trắng, hình tròn hoặc tròn dài giống củ hành nhưng thường nhỏ hơn, củ có nhiều vảy mỏng bọc bên ngoài. Ngoài tên gọi là củ kiệu còn có tên gọi khác tiểu toán (tỏi nhỏ), tiểu căn toán, dã toán, đại đầu thái tử, hỏa thông... Cây kiệu được trồng khắp nơi, nhân dân thường trồng để lấy củ muối dưa, dùng lá làm gia vị như một loại rau thơm. Ngoài được dùng để làm thức ăn củ kiệu còn dùng làm Thu*c phòng chữa nhiều bệnh, nhất là những người dân ở nơi rừng núi, rét mướt, ẩm thấp. Theo Y học cổ truyền, củ kiệu có vị cay, đắng, tính ấm vào ba kinh phế, vị và đại tràng. Có tác dụng thông hoạt lợi, thông dương, tán kết, hành khí, giảm đau, làm ấm bụng dùng chữa viêm mũi mạn tính, nôn khan, sưng đau cơ khớp, chữa bỏng, chữa đau bụng, tức ngực khó thở...

Đơn Thu*c chữa bệnh sử dụng củ kiệu:

Chữa viêm mũi mạn tính: củ kiệu 9g, tân di hoa 6g, mộc qua 9g, ba vị rửa sạch đem nấu nước uống trong ngày. Mỗi liệu trình uống trong 7 ngày. Nếu mùa đông, uống liên tục trong 10 ngày, nghỉ một tuần lại tiếp tục uống.

Chữa tức ngực khó thở: 15g củ kiệu giã nát, thêm gia vị và nước trộn với 1 bát cháo gạo kê, thêm ít dầu vừng, dùng để ăn, ăn vào buổi sáng và tối. Ăn liên tục trong 7 ngày.

Trị chứng hay bị nôn khan: củ kiệu 1 nắm, nước 500ml đem sắc còn 250ml, uống ngày 3 lần sáng, trưa, tối, uống lúc Thu*c còn ấm, nếu nguội cần hâm lại để uống, uống trước bữa ăn. Uống trong 3 ngày.

Sản phụ bị kiết lỵ: củ kiệu tươi đem xào với bầu dục lợn, ăn trong 5 ngày.

Chữa sưng đau cơ khớp: củ kiệu 20g giã nát hòa với giấm, đảo đều hâm nóng đắp lên chỗ khớp sưng đau. Ngày đắp 2 lần.

Bổ khí, điều hòa nội tạng tăng cường sức đề kháng khi thời tiết giá lạnh: Hằng ngày ăn 15-20g kiệu muối với cơm.

Chữa bỏng nhẹ (không trợt da): củ kiệu lột bỏ vỏ ngoài, giã nát, trộn mật đắp vào chỗ bị bỏng. Ngày đắp 3 lần, mỗi lần đắp cần vệ sinh sạch sẽ nơi bị bỏng.

Phụ nữ có thai bị lạnh đau bụng: củ kiệu 32g, đương quy 8g, đem sắc với 300ml còn 100ml, uống Thu*c còn ấm, ngày uống hai lần vào buổi sáng và tối, uống trong 2 ngày.

Lưu ý: Người nhiều khí hư, người hay bị nóng trong không nên ăn nhiều củ kiệu bởi nếu lạm dụng gây hư tổn khí huyết, nóng gan.

Bác sĩ Minh Hằng

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chua-benh-bang-cu-kieu-20477.html)

Tin cùng nội dung

  • Đây là yêu cầu được Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thực hiện chính sách BHYT nhằm tạo điều kiện thuận lợi, phục vụ các đối tượng có nghề lao động đặc thù
  • Nhiều người làm việc tại các công sở, tìm đến nhà ông lang Vương Văn Quả, nhờ bốc Thuốc chữa bệnh đau lưng, chứng bệnh mà hầu như người làm công việc văn phòng nào cũng gặp phải.
  • Trong trường hợp chữa u tuyến tiền liệt hoặc phòng chống ung thư tuyến tiền liệt, một số loài thảo mộc có thể đi giúp bạn điều trị bệnh và tránh cho bạn không phải trải qua phẫu thuật.
  • Tự kỷ đang ám ảnh nhiều gia đình có con nhỏ vì căn bệnh này đang có chiều hướng gia tăng và chưa có phương pháp chữa khỏi.
  • Thịt lươn có thành phần dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt lươn gồm có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo.
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây viêm mũi mạn tính chủ yếu do chức năng hô hấp và khả năng phòng vệ của cơ thể suy yếu, khiến tà khí (tác nhân gây bệnh) dễ xâm nhập cơ thể theo đường hô hấp, khiến làm cho khí huyết bị ứ trệ, ứ đọng ở vùng mũi gây nghẹt mũi, tắc mũi,thậm chí khó thở; niêm mạc mũi bị sưng. Tùy từng biểu hiện cụ thể mà có cách điều trị phù hợp.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY