Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chữa rối loạn tiêu hóa cho bé trai, phát hiện sự thật bất ngờ

(MangYTe)- Bé trai 22 tháng tuổicó nhiều triệu chứng như đau bụng, đi phân lỏng nhưng trị nhiều ngày không đỡ cho đến khi được chụp X-quang có vật thể lạ trong ruột.

Ngày 26-11, các bác sĩ bệnh viện (bv) nhi đồng thành phố (tp.hcm) cho biết vừa phẫu thuật gắp ra ngoài hai viên bi nam châm bị ghim chặt trong mạc treo ruột non nbq (22 tháng tuổi, quê đồng nai).

Trước nhập viện một tuần, bé Q. khởi phát triệu chứng ho đàm, dần sốt cao, ói và tiêu lỏng từng đợt, quấy khóc nhiều, bú kém.

Bé q. được người nhà đưa đến bệnh viện với tình trạng bụng đau, phình nhẹ, được cho điều trị viêm hô hấp và tiêu hoá nhiều ngày bên ngoài không đỡ.

Chữa rối loạn tiêu hóa cho bé trai, phát hiện sự thật bất ngờ - ảnh 1

Hai viên nam châm được lấy ra từ bụng bé trai. Ảnh: BVCC

Sau khi chụp chiếu phim x-quang kiểm tra, các bs hai dị vật cản quang tròn nhỏ nằm gói gọn trong lòng bụng, khu vực ruột non của bé.

Mẹ bé lúc này mới nhớ lại cách đó sáu tháng bé có chơi một số viên bi nam châm hình dạng tương tự. Tuy nhiên người nhà thấy có nguy cơ hóc nuốt sặc nên đã dẹp bỏ đồ chơi này hơn sáu tháng nay.

Các bác sĩ nhận định 2 viên bi nam châm nằm ở 2 khoang ruột khác nhau đã hút 2 đoạn ruột lại với nhau, dần dần xuyên thành và bị mạc treo ruột bao lại. Nếu không được chẩn đoán và phẫu thuật kịp thời sẽ có nguy cơ doạ tắc và hoại tử ruột.

Các bác sĩ đã tiến hành can thiệp mổ, nội soi khoang ổ bụng để lấy dị vật ra cho bé. Khi tiến hành, các bác sĩ nhẹ nhàng bóc tách cẩn thận lấy dị vật, vệ sinh vùng tổn thương, kiểm tra kĩ thành ruột lân xận nguy cơ hoại tử và thủng không còn, sau đó khâu đóng vết mổ.

Sau hơn 2 giờ căng thẳng, ca phẫu thuật đã thành công tốt đẹp. Hiện sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định, dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.

Bé 3 tuổi bị mẹ đánh chấn thương sọ não: Bà ngoại xin tha thứ

Bé 3 tuổi bị mẹ đánh chấn thương sọ não: Bà ngoại xin tha thứ

(plo)- “mẹ đời nào giết con, đó chỉ là thôi, mong tha thứ cho con” – bà ngoại, mẹ của người mẹ đánh con đến chấn thương sọ não, tiên lượng khó qua khỏi nói trong nước mắt.

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/chua-roi-loan-tieu-hoa-cho-be-trai-phat-hien-su-that-bat-ngo-952185.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY