Chấn thương chỉnh hình - Cột sống hôm nay

Chuyên khoa chuyên khám và điều trị các bệnh lý về chấn thương gồm gãy xương và trật khớp, các bệnh lý về chỉnh hình gồm các phẫu thuật cần chỉnh hình, các dị dạng bẩm sinh. Ví dụ như dị tật chi trên, dị tật thừa ngón cái bẩm sinh, bàn chân khoèo, trật khớp háng bẩm sinh…. Ngoài ra, còn bao gồm các bệnh lý về xương khớp: điều trị chỉnh hình cho bệnh thấp khớp ở trẻ em, cốt tủy viêm, u xương và phần mềm…., một số sang chấn thể thao như tổn thương các dây chằng, mất chức năng khớp vai, teo cơ…

Chữa vẹo cột sống - thoát vị đĩa đệm bằng đệm, ghế ngồi

Vẹo cột sống (CS), trượt đốt sống và thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) là các tổn thương cơ học.
đến vai tay (đau tê cổ vai, cánh tay…) và đến cả hai chân (đau thần kinh tọa, đau khớp gối…). Các phương pháp điều trị bệnh cột sống hiện nay bao gồm: điều trị nội khoa (các Thu*c giảm đau, chống viêm, canxi, glucosamin…); điều trị bằng y học cổ truyền (Thu*c, châm cứu, bấm huyệt…); điều trị vật lý trị liệu (kéo dãn, điều trị điện, siêu âm…); điều trị phẫu thuật cột sống. Không thể phủ nhận hiệu quả điều trị ở các mức độ của các phương pháp này, tuy nhiên vẫn có những hạn chế như: chỉ làm giảm triệu chứng trong đợt điều trị mà không xử trí được tận gốc nguyên nhân của những tổn thương giải phẫu của bệnh, bên cạnh đó là các biến chứng (có thể nguy hiểm) của việc dùng Thu*c (đặc biệt là các Thu*c giảm đau, chống viêm) và tai biến phẫu thuật có thể gặp.

Nguyên nhân gây vẹo cột sống

Gánh nặng đè ép lên CS (các đốt sống và đĩa đệm) là trọng lực cơ thể, chưa kể đến sai tư thế hay khi mang vác, bê, xách, kéo, đội các vật nặng. Trong trạng thái giữ CS thẳng, áp lực của trọng lực được trải đều lên bề mặt của mỗi đốt sống và đĩa đệm - nhân đệm, khi đó lực đè ép này là “nhẹ nhất”. Khi nghiêng người, cúi người (CS nghiêng, cong gập), lực đè ép sẽ dồn về phía nghiêng - gập làm đốt sống và đĩa đệm - nhân đệm có xu thế trượt, lòi về phía đối diện. Tóm lại, tư thế sai trong sinh hoạt, học tập, lao động, rèn luyện thể dục… là nguyên nhân gây ra vẹo CS, trượt đốt sống và TVĐĐ.

Vậy cách nào để điều trị?

Không còn cách nào khác là phải dùng tư thế đúng để “điều trị” tư thế sai.

Cách tư thế sai cần loại bỏ: Có thể kể ra đủ loại tư thế sai trong đời sống con người: nằm không gối, ngoẹo đầu, co quắp, nằm sấp…, ngồi dưới sàn, ngồi ghế không tựa mông, nửa nằm - nửa ngồi, ngồi học cúi đầu, ngồi gác chân chữ ngũ..., đứng gác chân, đứng chân thẳng chân chùng, đứng chống nạnh, đứng cúi lưng nâng bê đồ vật...Mỗi chúng ta cần học hiểu cơ bản về giải phẫu CS, từ đó hiểu tại sao tư thế sai gây bệnh CS cho mình, tiếp đó tập luyện các tư thế đúng để thay thế các tư thế sai. Ví dụ: khi ngồi thì đẩy mông sát vào thành ghế rồi mới tựa lưng làm CS lưng thẳng, ngồi học hay ngồi làm việc thì ngồi sát vào thành bàn, không cúi cổ khi làm việc giữ cho CS cổ thẳng. Khi bê một vật dưới sàn thì ngồi xổm xuống 2 chân, 2 tay bê nâng vật lên sẽ giữ cho CS lưng vẫn thẳng thay vì đứng cúi lưng bê vật nặng lên rất dễ trượt đĩa đệm và đốt sống lưng, thậm chí gãy eo (gai) đốt sống. Điều đáng nói là không thể chữa được tận gốc vẹo CS, trượt đốt sống và TVĐĐ cũng như phòng ngừa tái phát các bệnh này nếu như bệnh nhân không từ bỏ các tư thế sai và thay bằng các tư thế đúng.

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật điều chỉnh xương mới an toàn và hiệu quả bằng: Đệm ngồi, ghế và gối (gối cổ, gối lưng để bạn đọc tham khảo.

Đệm gối

Khi ngồi, 2 ụ ngồi nằm trên một mặt phẳng. Để giữ cho CS thẳng (không nghiêng, không còng xuống) thì cần phải nâng đỡ một trụ ở giữa là mỏm xương cụt. Tuy nhiên, tính từ dưới lên, mỏm xương cụt lại ở vị trí cao hơn 2 ụ ngồi. Đệm ngồi với lõi chắc được thiết kế như bậc tam cấp tính từ cao xuống thấp bao gồm 3 bậc: bậc 1 (mặt phẳng 1) nâng đỡ xương cùng cụt, bậc 2 (mặt phẳng 2) nâng đỡ 2 ụ ngồi, bậc 3 (mặt phẳng 3) nâng đỡ 2 chân ở tư thế ngồi thiền.

Vì hệ thống xương khung chậu - cột sống là 1 thể thống nhất nên khi khung chậu được giữ cân bằng trên kiềng 3 chân như 1 tam giác cân với mỏm xương cụt là đỉnh, 2 ụ ngồi là đáy, cột sống cũng sẽ được giữ thẳng (cân bằng) khi ta ngồi trên đệm này. Vì vậy, đệm ngồi có tác dụng điều trị lệch khung chậu, trượt vẹo CS rất tốt.

Trên cơ sở khoa học đó, đệm ngồi còn có tác dụng chống đau mỏi lưng, lệch vẹo khung chậu - cột sống cho những người ngồi thiền.

Ghế

Khi ngồi trên mặt ghế phẳng dù có hay không có đệm, khung chậu - cột sống lưng có xu thế trượt ra phía trước vì hầu hết mọi người ngồi không tì sát mông vào thành ghế, chưa kể đến ngồi nghiêng, vẹo, gò lưng xuống bàn… là nguyên nhân hàng đầu gây ra vẹo, trượt đốt sống và TVĐĐ ở cột sống lưng. Để khắc phục tình trạng này, ghế DL như một cái khuôn chắc chắn của cơ thể ở tư thế ngồi với 2 ụ ngồi trên 1 mặt phẳng, hõm mông đùi chống trượt ra trước, gờ lưng cong ra trước đẩy và giữ CS lưng ở tư thế S*nh l*, hõm cong nhẹ của CS ngực và gờ đỡ CS cổ. Như vậy, ghế có tác dụng nâng đỡ và giữ khung chậu - cột sống ở tư thế S*nh l*.

Khi điều trị, dưới tác dụng của trọng lực cơ thể, khung chậu lệch vẹo, các đốt sống vẹo và trượt sẽ được nén, đẩy ép về vị trí và tư thế S*nh l*. Với những người phải ngồi học hay làm việc nhiều, ghế có tác dụng chống đau mỏi lưng, cổ và dự phòng rất tốt bệnh CS, đặc biệt là CS lưng.

Gối: gối cổ và gối lưng

Cấu trúc của gối là khuôn S*nh l* của CS cổ và CS lưng, khi nằm ngửa trên gối, dưới áp lực của trọng lực cơ thể, đốt sống trượt và đĩa đệm được nén vào vị trí S*nh l*, kết quả là giải phóng tình trạng chèn ép thần kinh và mạch máu do các tổn thương cơ học của CS gây ra.

Với đặc điểm cấu trúc và hiệu quả điều trị này, gối được sử dụng hằng ngày (nhất là gối cổ dùng khi ngủ) còn có tác dụng dự phòng bệnh CS cổ, CS lưng cho tất cả mọi người.

Hỗ trợ cho các dụng cụ điều chỉnh xương CS (đệm ngồi, ghế, gối) là các bài tập CS. Dựa trên đặc điểm cấu trúc giải phẫu và S*nh l* hệ thống khung chậu-cột sống, điều chỉnh các tác động lực cơ học sai lên CS thành các tác động đúng, các bài tập CS có tác dụng hỗ trợ tối ưu cho điều trị, có thể tập hằng ngày để bảo vệ CS và tăng cường sức khỏe.

TS.BS. Tạ Tiến Phước

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/chua-veo-cot-song-thoat-vi-dia-dem-bang-dem-ghe-ngoi-n135255.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong lớp 3 của con tôi đang học, có cháu bị vẹo cột sống. Nghe nói trước đây cháu bình thường.
  • Các bài tập cột sống thắt lưng được áp dụng cho các bệnh nhân đau thắt lưng mạn tính hoặc để dự phòng đau thắt lưng tái phát do thoái hóa đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm nhẹ và vừa.
  • Tôi có tiền sử thoát vị đĩa đệm, đã từng phẫu thuật 2 lần. BS cho tôi hỏi, thoát vị đĩa đệm có dẫn đến yếu S*nh l* và hiếm muộn không? (Nguyễn Thanh - TPHCM).
  • Nghề nhân viên văn phòng thường phải ngồi lâu, ngồi dài ngày nên dễ bị đau cột sống. Bệnh lý này làm giảm chất lượng cuộc sống, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Giới áo đầm, cổ cồn cũng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm, cứ tưởng bệnh chỉ kết” người mang vác nặng, làm việc chân tay nhiều...
  • Tư thế làm việc, học tập không đúng là một trong các yếu tố khiến ngày càng nhiều người bị mắc bệnh lý về cột sống cổ (CSC).
  • Khi đi đường, chúng ta chứng kiến các trường hợp T*i n*n và trong khi chờ nhân viên y tế đến, kiến thức sơ cứu tại hiện trường giúp ích rất nhiều cho nạn nhân.
  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Vẹo cột sống bẩm sinh là khiếm khuyết về độ cong ở mặt phẳng đứng ngang của cột sống lúc mới sinh. Tỷ lệ là trên 10.000 trẻ sơ sinh và ít gặp hơn so với các loại vẹo cột sống bắt đầu xuất hiện ở tuổi vị thành niên.
  • Tôi xin giới thiệu đến các bạn Tài liệu hướng dẫn vận động cột sống cổ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY