Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Chữa viêm họng hạt mãn tính bằng Thuốc đông y

Các bài Thuốc chữa viêm họng từ đông y được chia theo từng thể bệnh cụ thể. Vì vậy người bệnh cần xác định thể bệnh để áp dụng các bài Thuốc phù hợp.

các bài Thuốc chữa viêm họng hạt từ đông y được chia theo từng thể bệnh cụ thể. người bệnh cần xác định thể bệnh thông qua những triệu chứng lâm sàng để áp dụng các bài Thuốc phù hợp.

Quan niệm của Đông y đối với bệnh viêm họng

Theo quan niệm đông y, viêm họng và viêm họng hạt còn gọi là chứng hầu tý. nguyên nhân hình thành là do đàm nhiệt tích tụ lâu ngày khiến phế (phổi) bị tổn thương dẫn đến tình trạng suy yếu, gây ho, đau cổ họng và sinh đờm.

Ban đầu bệnh gây sưng và ngứa họng, kèm theo triệu chứng tiết nhiều đờm. Nếu để kéo dài, yết hầu sẽ có xu hướng sưng đau, gây khó khăn khi giao tiếp và ăn uống.

Đông y cho rằng yết hầu là cửa ngõ của phế (phổi) có vai trò ngăn chặn tà khí và phong hàn xâm nhập vào bên trong. Tuy nhiên khi chính khí không khỏe, tà khí có thể xâm nhập vào các đường kinh mạch của yết hầu gây đau, đỏ và sưng loét.

Đông y chia viêm họng mãn tính theo các thể bệnh và điều trị cụ thể theo từng thể riêng biệt:

    Thể ngoại cảm phong hàn

Các bài Thuốc đông y chữa viêm họng theo từng thể bệnh

Để áp dụng bài Thuốc thích hợp, bạn nên xác định thể bệnh cụ thể thông qua các biểu hiện lâm sàng. Áp dụng bài Thuốc không thích hợp có thể khiến việc điều trị không đem lại hiệu quả, thậm chí khiến bệnh tiến triển theo chiều hướng tiêu cực.

1. Bài Thuốc theo thể ngoại cảm phong hàn

Thể ngoại cảm phong hàn đặc trưng bởi triệu chứng nghẹt mũi, sưng cổ họng nhẹ, đau, khó nuốt, tiếng khàn, đi kèm với những triệu chứng toàn thân như người ớn lạnh, sốt vừa, người nhức mỏi, đau đầu nhẹ và sợ gió.

Để giải chứng bệnh này, áp dụng phương pháp sơ giải biểu tà bằng các dược liệu sau.

    Chuẩn bị: Phòng phong, sài hồ, xuyên khung, cát cánh, cam thảo, kinh giới, độc hoạt, tiền hồ, chỉ xác, phục linh, khương hoạt mỗi thứ 12g.

Bên cạnh bài Thuốc uống, bạn có thể kết hợp với bài Thuốc ngậm để giảm sưng yết hầu và cải thiện triệu chứng ho.

    Bài Thuốc ngậm: Dùng lá hoặc củ xạ can tươi nhai cùng 1 lát gừng, nuốt nước từ từ và nhả bã. Ngày thực hiện 4 – 5 lần cho đến khi khỏi.

2. Bài Thuốc thể ngoại cảm phải dịch độc thời khí

Thể bệnh này đặc trưng bởi triệu chứng cổ họng sưng đau dữ dội, khô rát và cảm thấy nghẹn khi nuốt. Người mắc chứng bệnh này có xu hướng sốt cao, khát, thích uống nước lạnh và dễ lây cho người khác.

Phương pháp điều trị thể bệnh này là thanh hỏa giải độc bằng các dược liệu có tính bình và tính mát.

    Chuẩn bị: Sử dụng cam thảo 10g, bạch linh 12g, ngưu bàng tử 12g, bạch thược 12g, cát cánh 12g, hoàng liên 8g, nhân sâm 10g, hoàng cầm 12g, phòng phong 12g, thăng ma 12g.

Để bệnh nhanh hết, có thể dùng thêm bài Thuốc nhai ngậm:

    Bài Thuốc nhai ngậm: Nhai sinh khương 1 lát, hoắc hương 3 lá và xạ can 3 miếng, nuốt nước từ từ và bỏ bã. Ngày áp dụng 4 – 5 lần cho đến khi khỏi.

3. Bài Thuốc kinh dương minh tích nhiệt

Kinh dương minh tích nhiệt là thể bệnh viêm họng gây đau, nóng như lửa trong yết hầu, luôn khát, sốt sợ nóng, mệt mỏi, bụng dạ bồn chồn, táo bón, tiểu tiện vàng.

Giải thể bệnh này bằng phương pháp thanh tiết uất nhiệt với bài Thuốc Lương cách tán.

    Chuẩn bị: Chi tử, liên liều, hoàng cầm và bạc hà mỗi thứ 10g, mang tiêu, đại hoàng và cam thảo mỗi thứ 20g.

Kết hợp với bài Thuốc nhai để giảm sưng họng:

    Bài Thuốc nhai: Sử dụng sơn đậu căn 3 miếng và lá húng chanh 3 lá, nhai nuốt nước, bỏ bã. Ngày thực hiện 5 – 6 lần cho đến khi khỏi.

4. Bài Thuốc theo thể đàm hỏa

Thể đàm hỏa có triệu chứng lâm sàng như sau: cổ họng đau nhức, nuốt nước bọt cũng đau, khó ăn uống, giọng khò kè, khó thở, phiền muộn và hay buồn nôn.

Giải thể bệnh này với phương pháp tiêu đàm chí yết thống thông qua bài Thuốc Địch đàm thang.

    Chuẩn bị: Trúc nhự 8g, cam thảo 10g, chỉ thực 10g, phục linh 16g, nhân sâm 8g, thạch xương bồ 10g, đởm tinh 10g, quất hồng bì 16g và bán hạ 20g.

Để giảm triệu chứng yết hầu đau nhức giúp người bệnh dễ nói năng và nuốt khi ăn uống, dùng bài Thuốc sau:

    Bài Thuốc nhai ngậm: Sử dụng cam thảo và ô mai nhục (thịt quả ô mai) nhai và nuốt nước từ từ, ngậm bã đến khi hết nước.

5. Bài Thuốc theo thể khí hư

Thể khí hư gây đau họng nhưng khô rát, lười ăn uống, nói năng hạn chế, chân tay mềm và yếu sức, phân lỏng, mạch hư nhược.

Để giải chứng viêm họng mãn tính do thể khí hư dùng phương pháp bổ trung ích khí sinh tân dịch (bồi bổ sức khỏe để sinh khí chính, loại bỏ khí hư trong cơ thể) thông qua bài Thuốc bổ trung ích khí thang gia giảm.

    Chuẩn bị: Nhân sâm, trần bì, đương quy, thiên hoa phấn, thăng ma, sài hồ, bạch truật mỗi thứ 12g, cam thảo 10g, hoàng kỳ 24g.

Thể viêm họng này là dạng tổn thương phế mạn tính do khí hư uất hết lâu ngày trong kinh mạch. để loại bỏ khí hư nên thực hiện châm cứu nhằm đả thông kinh mạch và giải phóng tắc nghẽn.

Tuy nhiên châm cứu là phương pháp chữa bệnh chuyên sâu nên cần được thực hiện bởi người có chuyên môn. Vì vậy bạn nên đến những cơ sở y tế lớn để thực hiện cách chữa này.

6. Bài Thuốc theo thể tỳ hư can uất

Tỳ hư can uất là chứng bệnh do tỳ và can hư, dẫn đến phế bị suy giảm và uất kết. Dấu hiệu nhận biết thể bệnh này: Cổ họng sưng nhẹ, đau, hơi khô, ăn uống và nói năng khó, mệt mỏi, buồn nôn, lưỡi sinh rêu vàng, đại tiện rất thường, mạch huyền.

Để chữa chứng bệnh này, cần bổ tỳ sơ can để giảm uất kết lên phế bằng cách kết hợp bài Tiêu dao tán và Quy tỳ thang.

    Chuẩn bị: Cam thảo 8g, viễn chí 8g, sài hồ 10g, đương quy 10g, phục thần 12g, long nhãn nhục 12g, mộc hương 4g, nhân sâm 8g, bạc hà 8g, bạch thược 10g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g với toan táo nhân 12g.

Kết hợp với châm cứu và bài Thuốc nhai ngậm để ức chế bệnh:

    Bài Thuốc nhai ngậm: Dùng củ tam thất thái mỏng, tẩm với muối trong 5 – 7 ngày, sau đó sao giòn. Đem nhai với cam thảo, nuốt nước và bỏ bã. Để cải thiện triệu chứng, nên thực hiện 7 – 9 lần/ ngày.

7. Bài Thuốc theo thể âm hư cảm nhiễm ngoại tà

Thể thận âm hư cảm nhiễm ngoại tà là chứng hầu tý phát sinh do thận hư khiến ngoại tà xâm nhập. Triệu chứng của thể bệnh này, bao gồm: Cổ họng sưng đau, khô, khó nuốt khi ăn, luôn khát, người mệt mỏi, đi kèm với triệu chứng táo bón, tiểu tiện vàng, ù tai, lưỡi có rêu vàng, lưng đau nhức và mạch tế sác.

Để chữa chứng bệnh này, cần thực hiện bài Thuốc Ngọc nữ tiễn để bổ thận và tư âm.

    Chuẩn bị: Ngưu tất 12g, sinh địa 20g, tri mẫu 12g, mạch môn đông 16g và sinh thạch cao 24g.

Tương tự như thể tỳ hư can uất, để cải thiện thể thận âm hư cảm nhiễm ngoại tà cần kết hợp với phương pháp châm cứu và bài Thuốc nhai ngậm.

    Bài Thuốc nhai ngậm: Dùng tam thất ủ muối sao giòn nhai với lý tước (1 lá to), nuốt nước và nhả bã.

Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp chữa viêm họng bằng đông y, bạn cần kết hợp với chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp để đạt hiệu quả như mong đợi.

Những bài Thuốc chữa viêm họng mãn tính từ đông y đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên chậm phát huy tác dụng hơn Thuốc điều trị đặc hiệu. người bệnh cần kiên trì khi áp dụng, tránh tình trạng bỏ dở, gây gián đoạn quá trình chữa bệnh.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/chua-viem-hong-hat-man-tinh-bang-thuoc-dong-y)

Tin cùng nội dung

  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Chronic obstructive pulmonary disease, COPD) là bệnh phổi bao gồm cả hai bệnh trạng trên, thường gặp ở những người hút Thu*c lá, Thu*c lào nhiều năm.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY