Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Chữa viêm xoang bằng tỏi theo những cách của người xưa

Bài viết sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật những thông tin về việc dùng tỏi để điều trị bệnh viêm xoang. Bao gồm công dụng của tỏi, cách thực hiện và lưu ý.

viêm xoang không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn mang lại cảm giác khó chịu mãn tính cho người bệnh. một trong những cách khắc phục tình trạng này là sử dụng tỏi, nhưng chữa viêm xoang bằng tỏi như thế nào thì bài viết sau đây sẽ hướng dẫn giúp bạn. 

Bệnh lý về khoang mũi này được phân thành cấp tính và mãn tính, ảnh hưởng đến 1/2 dân số việt nam. cụ thể, viêm xoang cấp thường xảy ra sau khi người bệnh bị nhiễm siêu vi đường mũi hoặc bị viêm mũi dị ứng. nếu như viêm xoang cấp không được điều trị và kéo dài quá 3 tuần thì sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính.

I. Vì sao tỏi có thể chữa được bệnh viêm xoang?

Tỏi không chỉ là một loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn mà còn được biết đến là một loại dược liệu quý có tác dụng kháng viêm.

Theo các tài liệu nghiên cứu từ Đông y thì tỏi có tính ấm, vị cay, hơi độc. Từ khi phát hiện ra được đặc tính sát trùng của loại củ này, các thầy Thu*c đã sử dụng nó rất linh hoạt trong các bài Thu*c dân gian. Không những sát trùng, tỏi trong y học dân gian còn có thể tiêu viêm, tiêu nhọt, giải độc và thông khiếu.

Tiếp nối thành quả của y học cổ truyền, y học hiện đại đã có những phát hiện về dược tính của tỏi. Theo đó, trong tỏi có 3 hoạt chất chính là allicin và liallyl sulfide và ajoene. Đây là các hoạt chất có khả năng ngăn ngừa, phòng và chữa các bệnh liên quan đến viêm nhiễm.

Trong đó, allicin không phải là một chất sẵn có trong tỏi mà nó được sinh ra thông qua quá trình tác động của aliin, cùng với chất xúc tác anilaza được tạo thành khi chúng ta thực hiện động tác đập hay cắt tỏi. Cũng chính vì vậy mà việc đập dập tỏi càng mạnh và càng nát thì hoạt tính allicin sẽ được tạo ra càng cao.

Cụ thể thì 1kg tỏi sau khi đập dập sẽ tạo ra được từ 1-2g allicin. Có một điều lưu ý là hoạt chất này dễ dàng tạo ra nhưng cũng dễ bị bay hơi trong không khí, vì vậy nếu để tỏi đã đập dập ở ngoài không khí càng lâu thì lượng allicin thất thoát sẽ càng nhiều. Bên cạnh đó, quá trình nấu ăn cũng sẽ làm cho hoạt chất này mất đi một phần đáng kể.

Vì vậy, các bác sĩ sẽ thường khuyên người bệnh ăn tỏi sống thay vì nấu chín chúng lên. Đây sẽ là một chất kháng sinh tự nhiên rất tốt, giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Đồng thời các nhà khoa học cũng chứng minh được rằng nước tỏi sống dù có pha trên 100.000 lần thì cũng vẫn có khả năng ức chế nhiều chủng virus, vi khuẩn.

Liallyl sulfide cũng là một loại kháng sinh được tạo ra từ quá trình thái và đập dập củ tỏi. Tuy khả năng kháng sinh không mạnh bằng allicin nhưng hoạt chất này lại có ưu điểm là có thể giữ nguyên sau khi nấu, nó không dễ bay hơi và mất đi. Lưu ý, khả năng kháng khuẩn của tỏi sẽ không thể phát huy nếu bạn đem cả củ tỏi và nấu lên.

Một số nghiên cứu của các nhà khoa học ở Ý và Trung Quốc năm 1993 (được công bố trên tạp chí British Journal of Cancer) đã cho ra kết quả như sau: Ngoài tác dụng tới tim mạch, tỏi còn có thể ngăn chặn và làm chậm quá trình hình thành và phát triển của các tế bào ung thư. Đặc biệt là các loại ung thư có liên quan đến hợp chất S-allyl cysteine, diallyl disulfide và diallyl trisulfide.

Chính nhờ các hoạt tính kháng viêm, kháng khuẩn, làm giảm các triệu chứng viêm, làm sạch nhiễm trùng v.v…của tỏi mà loại củ này đã được nhiều người sử dụng để điều trị viêm xoang.

II. Hướng dẫn bạn cách trị viêm xoang từ tỏi

Để những củ tỏi có thể trở thành bài Thu*c điều trị bệnh viêm xoang, người bệnh có thể theo dõi những gợi ý sau đây. Thực hiện đúng và sử dụng đủ liều sẽ có thể giúp các triệu chứng của bệnh thuyên giảm một cách nhanh chóng, mà không để lại bất cứ tác dụng phụ không mong muốn nào.

1. Ăn tỏi sống giúp giảm các triệu chứng bệnh viêm xoang

Đây là cách đơn giản nhất và ít tốn thời gian nhất, bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Cụ thể, người bệnh chỉ cần ăn sống 2-3 tép tỏi nhỏ mỗi ngày. Nếu cảm thấy khó ăn, bệnh nhân có thể ăn tỏi với cơm hoặc các loại thực phẩm khác và lưu ý phải nhai cho đến khi tỏi nát ra rồi mới nuốt.

Nhiều người không thể chịu được vị cay nồng của tỏi sống, hãy khắc phục điều đó bằng cách chần sơ tỏi trong nước ấm để giảm bớt vị cay và sau đó ăn khi tỏi còn ấm.

2. Sử dụng nước cốt tỏi để trị viêm xoang

Người bị viêm xoang có thể kết hợp ăn tỏi sống và nhỏ mũi bằng nước cốt tỏi theo hướng dẫn sau đây:

    Bóc vỏ tỏi tươi, rửa sạch và cẩn thận giã tỏi cho đến khi nát (có thể sử dụng dụng cụ ép tỏi) để lất nước cốt.

Nước tỏi khi nhỏ mũi sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy rát, nóng, cay buốt và khó chịu nên rất cần sự cố gắng và kiên trì để có thể duy trì phương pháp này.

3. Chữa viêm xoang với tỏi ngâm rượu

Rượu tỏi không chỉ tốt cho sức khỏe, có thể bảo quản lâu mà còn giảm được các triệu chứng của bệnh viêm xoang. Để thực hiện bài Thu*c này, người bệnh làm theo các bước sau đây:

    Bước 1: Rửa sạch tỏi, lột vỏ (không cắt lát) và đập dập nhẹ nhàng.

Người bệnh cần kiên trì uống rượu tỏi trong 1-2 tuần và đến bệnh viện kiểm tra lại tình trạng viêm xoang.

4. Nước ép tỏi và mật ong trị viêm xoang

Tỏi và mật ong có thể xem là một sự kết hợp tuyệt vời đối với sức khỏe tổng thể và trong việc điều trị bệnh viêm xoang. Nguyên nhân là cả 2 thành phần này đều có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên rất cao, đồng thời làm lành vết thương nhanh chóng.

Cách làm cũng không lấy đi của bạn quá nhiều thời gian, tất cả những gì bạn cần chuẩn bị là vài tép tỏi và mật ong nguyên chất. Sau khi làm sạch, bạn giã tỏi và pha với mật ong theo tỷ lệ 1:2, dùng tăm bông y tế thấm nước muối S*nh l* rồi thấm tiếp dung dịch mật ong – tỏi vào trong hốc mũi.

Cảm giác ban đầu khi dung dịch này thấm vào hốc mũi là đau rát và ngứa ngáy, nhưng sau 2-3 lần thực hiện thì người bệnh sẽ cảm thấy khá hơn.

III. Một số lưu ý khi chữa viêm xoang bằng tỏi

Dưới đây là những lưu ý giúp người bị viêm xoang có thể thu được kết quả tốt nhất từ việc điều trị bằng tỏi.

Cách chọn những củ tỏi ngon:

    Bạn nên chọn những củ tỏi loại không quá to, nhìn có vẻ rắn chắc, vỏ có màu tím xen trắng và khi dùng tay bóp thì tỏi không bị ộp hay có sâu mọt.

Hướng dẫn bảo quản tỏi:

    Có thể dùng túi lưới (hoặc những túi giấy có màu nâu) để đựng tỏi. Nguyên nhân là vì màu tối sẽ giúp tỏi có thể được giữ tươi trong thời gian lâu hơn.

 Một số lưu ý khác:

    Người bị viêm xoang cần đeo khẩu trang thường xuyên hơn để có thể tránh được sự xâm nhập của bụi bẩn, không khí ô nhiễm từ môi trường vào khoang mũi.

Chữa viêm xoang bằng tỏi là một trong những phương pháp chữa bệnh dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu, vì vậy bạn cần có sự cho phép của bác sĩ trước khi áp dụng. thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên về điều trị y khoa, mọi thắc mắc bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được giải đáp chi tiết hơn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/chua-viem-xoang-bang-toi-theo-nhung-cach-cua-nguoi-xua)

Tin cùng nội dung

  • Khi điều trị viêm xoang, biết cách ăn uống sẽ giúp thu ngắn liệu trình điều trị và giới hạn phản ứng phụ của dược phẩm.
  • Trẻ em cũng có thể bị viêm xoang do vi khuẩn, virut, vi sinh vật... Nếu không được điều trị, viêm xoang có thể gây những biến chứng nặng nề.
  • Đến những tháng giao mùa hoặc khi thời tiết chuyển lạnh, người mắc bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng lại phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu.
  • Theo y học cổ truyền cây sông chua có vị đắng, chua, tính bình; vào các kinh can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu thũng, tức phong chỉ khái (trừ phong, chống ho).
  • Đông y có nhiều vị Thu*c, bài Thu*c để chữa trị viêm xoang, tùy vào tính cấp hay mãn. Ngoài ra, xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ rất tốt cho điều trị.
  • Trường hợp bị viêm mũi dị ứng, tái đi tái lại nhiều lần có thể điều trị bằng cách sử dụng các vị Thu*c thảo dược như thương nhĩ tử, kim ngân hoa, phong phong, bạc hà... để làm ấm cơ thể,
  • Chào bác sĩ. Gần đây em gặp các vẫn đề về xoang mũi và nghi ngờ mình bị viêm xoang. Em muốn đi khám tại BV Tai Mũi Họng TP.HCM. Vậy bác sĩ cho em hỏi là chi phí khám và cách phòng? Em xin cảm ơn! (Bùi Trần, tranbuiminh@yahoo.com)
  • Viêm xoang mạn tính là một tình trạng thường gặp do các khoang xung quanh mũi (gọi là xoang) bị viêm và sưng lên – kéo dài ít nhất tám tuần dù đã nỗ lực điều trị.
  • Tai mũi họng có liên quan chặt chẽ với nhau, thường mắc phải các bệnh ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là viêm xoang, không chỉ ảnh hưởng vùng xoang mà còn gây ra đau đầu
  • Viêm xoang cấp tính (hay viêm mũi xoang cấp) là tình trạng các khoang xung quanh mũi (gọi là xoang) bị viêm và sưng lên. Điều này làm cho xoang tích tụ nhiều dịch nhầy, gây trở ngại cho việc thoát ra ngoài.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY