Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản hôm nay

Chuẩn bị dụng cụ tiệt khuẩn y tế: kỹ thuật chăm sóc, duy trì và cải thiện điều kiện sống

Đảm bảo không cho vi sinh vật, bụi và hơi ẩm xâm nhập. Dụng cụ trong gói/hộp phải được giữ nguyên tình trạng vô khuẩn từ sau khi tiệt khuẩn đến khi dùng.

Nhận định chung

Đóng gói dụng cụ đóng một vai trò quan trọng trong khử trùng và tiệt trùng. Nếu việc đóng gói không đúng kỹ thuật sẽ làm giảm hiệu quả của khử trùng tiệt trùng. Cụ thể là nếu đóng gói không đúng kỹ thuật thì chất diệt khuẩn không tiếp xúc được với dụng cụ, dụng cụ có thể bị ô nhiễm sau khử trùng tiệt trùng, khi mở dụng cụ sử dụng...

Lý thuyết liên quan

Việc đóng gói dụng cụ áp dụng cho tất cả các phương pháp tiệt khuẩn cần tuân theo các nguyên tắc sau:

Đảm bảo các các chất tiệt khuẩn có thể tiếp xúc được với tất cả dụng cụ bên trong.

Đảm bảo các chất tiệt khuẩn có thể giải phóng ra khỏi gói sau quá trình tiệt khuẩn và cho phép dụng cụ khô hay thoáng khí một cách thích hợp.

Dụng cụ phải chịu được các tình trạng vật lý của quá trình tiệt khuẩn.

Dụng cụ không bị hư hỏng do không khí hay độ ẩm ở các mức độ khác nhau của quá trình tiệt khuẩn.

Dụng cụ phải được làm khô trước khi đóng gói.

Các gói dụng cụ đều phải có nhãn ghi rõ số lô, ngày hấp và thời gian sử dụng.

Các phương tiện dùng để đóng gói phải

Đảm bảo không cho vi sinh vật, bụi và hơi ẩm xâm nhập. Dụng cụ trong gói/hộp phải được giữ nguyên tình trạng vô khuẩn từ sau khi tiệt khuẩn đến khi dùng.

Che phủ kín dụng cụ, dễ dàng buộc chặt và các băng kiểm tra an toàn (niêm phong) không niêm phong lại được sau khi đã mở gói/hộp. Không niêm phong bằng kim băng, clip hay các vật xuyên vào gói (giấy/vải) vì khi nó sẽ làm cho gói bị rách và dụng cụ ở bên trong bị bội nhiễm.

Không để bị rách hay đâm thủng. Nếu bị đâm thủng hay rách do T*i n*n thì phải nhìn thấy được.

Là chất không có các thành phần gây độc hoặc là phai màu.

Không bị xơ hoặc là ít xơ.

Bảo vệ được dụng cụ bên trong không bị hư hại do va dập.

Cho phép lấy dụng cụ bên trong dễ dàng, không bị ô nhiễm.

Các phương tiện dùng để đóng gói phải tương hợp với phương pháp tiệt khuẩn.

Dưới dây là một số phương tiện đóng gói

Phương tiện cho hấp ướt:

Hộp hấp ướt: chất liệu thường bằng inox, có lỗ ở đáy, nắp và thành hộp để có thể cho hơi tiệt khuẩn xuyên vào và để thoát hơi. Hệ thống lỗ thoát hơi này có thể đóng mở dễ dàng (mở trong quá trình tiệt khuẩn, đóng khi đã tiệt khuẩn xong, ngay khi lấy ra khỏi lò hấp và khi bảo quản).

Vải: là loại được dệt hai lớp thích hợp với giặt và hấp ẩm.

Giấy: dành riêng cho gói dụng cụ.

Phương tiện cho sấy khô:

Hộp inox, có nắp để mở, không có lót kín hay giấy chịu nhiệt.

Quy trình kỹ thuật

Có hai loại gói: gói vuông và gói như gập phong bì                

Chuẩn bị phương tiện đóng gói

Hai miếng giấy/ vải vuông chuyên dụng: giấy chỉ thị màu; bàn đủ rộng.

Chuẩn bị dụng cụ

Xếp sẵn các dụng cụ đã được làm sạch, cùng chất liệu.

Trải giấy/vải trên bàn

Trải rộng hai mảnh giấy/vải trên bàn. Một cạnh vải hướng về phía người gói.

Đặt dụng cụ vào giấy/ vải

Dụng cụ được xếp gọn vào giữa giấy/vài bọc.

Gập cạnh thứ nhất

Gập cạnh vải xa người trước theo hình kiểu đan xếp.

Gấp tiếp cạnh thứ 2

Giống như trên.

Gấp góc thứ 3 bên trái

Gập cạnh vải bên trái sát dụng cụ và phủ lên đỉnh gói.

Gấp góc thứ 4

Giống như góc thứ 3.

Gập lớp giấy/vải ngoài

Cách gâp giống như bước thứ 5, 6, 7, 8.

Dán chỉ thị màu

Dán hai dải băng dài chỉ thị màu ở cạnh cuối cùng.

Chuyển tiệt trùng

Xếp cẩn thận vào xe để chuyển xuống khu tiệt trùng.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/kythuatdieuduong/chuan-bi-dung-cu-tiet-khuan-y-te/)

Tin cùng nội dung

  • Nếu không có dụng cụ y tế, bạn có thể dùng bìa các tông cứng để nẹp phần xương bị gãy. Thay vì dùng dung dịch khử trùng, bạn rửa vết thương bằng nước sạch cũng được.
  • Sau sáu phút từ khi máu ngừng lưu thông, não sẽ ch*t, bệnh nhân Tu vong trong vòng 8-10 phút và mọi can thiệp sau đó dù là của êkip chuyên nghiệp cũng bó tay.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Điện cơ (Electromyography - EMG) là một kỹ thuật chẩn đoán để xác định sức mạnh của cơ và các tế bào thần kinh điều khiển chúng (các tế bào thần kinh vận động - motor neurons).
  • Nhũ ảnh là hình ảnh X quang tuyến vú được sử dụng để tầm soát ung thư vú. Nhũ ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư vú và giúp làm giảm tỉ lệ Tu vong do ung thư vú.
  • Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến để khảo sát xương và một số mô khác.
  • Siêu âm là một kỹ thuật không gây đau sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và các cấu trúc bên trong cơ thể.
  • Xạ hình xương sử dụng các hạt nhân phóng xạ để tạo nên hình ảnh của xương. Hạt nhân phóng xạ là các chất hóa học phát ra tia xạ, các tia xạ này được phát hiện bởi máy quét.
  • Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY